Hàng hóa bắt đầu chu kỳ tăng giá mạnh
Linh Đặng
Investment Analyst
Nhiều loại hàng hoá thực sự đã cất cánh trong năm 2020, bất chấp những tổn hại mà Covid-19 gây ra cho nền kinh tế toàn cầu, và mọi thứ sẽ ra sao trong năm mới?
Du lịch tạm dừng do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, giá dầu rơi xuống vực và thậm chí chìm xuống lòng đất. Vào tháng tư, giá hợp đồng tương lai giá dầu WTI âm. Dầu bắt đầu tăng trên 45 USD/thùng vào tháng 11, được hỗ trợ bởi kỳ vọng lạc quan về vắc xin. Tuy nhiên, năm 2020 không phải là một năm xấu đối với các hàng hóa khác khi có thể đã đánh dấu khởi đầu cho xu hướng tăng phi thường.
Vào tháng 8, vàng lần đầu tiên vượt 2.000 USD/ounce do lãi suất thấp khiến kim loại quý trở nên hấp dẫn hơn. Giá các hàng hóa khác cũng tăng, không chỉ do các đợt phong tỏa do virus gây ra vào tháng 4 mà từ đầu năm 2020, trước khi đại dịch bắt đầu (xem biểu đồ). Giá trị tài sản hàng hóa được quản lý đạt mức kỷ lục 640 tỷ USD vào tháng 12, tăng gần một phần tư, theo ước tính của ngân hàng Citigroup. Đến ngày 11 tháng 1, ngay cả chỉ số hàng hóa Oil-heavy S&P GSCI cũng đã đạt mức một năm trước. Tranh luận hiện nay xoay quanh giá dầu sẽ phục hồi nhanh như thế nào và các hàng hóa khác có thể tăng cao như thế nào.
Điều đó phụ thuộc vào việc liệu các động lực thúc đẩy một số hàng hóa vào năm 2020 sẽ tiếp tục vào năm 2021 hay được thay thế bởi các động lực tăng trưởng thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Năm ngoái, Trung Quốc đã khẳng định là một quốc gia siêu nhập khẩu khi tăng cường đầu tư và lấp đầy các kho dự trữ chiến lược. Được hưởng lợi ở đây là quặng sắt và đồng khi được sử dụng trong các dự án thép và điện, cũng như các hàng hóa mềm như lúa mì, đậu nành và thịt lợn. Điều này trùng hợp với nguồn cung hạn chế. Covid-19 bùng phát đã khiến một số mỏ quặng sắt ở Brazil phải đóng cửa. Mưa lớn ở Nam Mỹ gây ra bởi La Nina, một đợt lạnh trên diện rộng của Thái Bình Dương, làm tăng giá ngũ cốc.
Năm 2020 chứng kiến một số dấu hiệu hạn chế nguồn cung. Vào ngày 11 tháng 1, Argentina đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu ngô nhưng áp giới hạn. Nga có kế hoạch đánh thuế xuất khẩu lúa mì từ giữa tháng Hai. Nguồn cung thấp cùng thời tiết lạnh giá đã thúc đẩy giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở châu Á lên mức cao kỷ lục hơn 20 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (British thermal units). Các mỏ lớn vẫn phải đối mặt với rủi ro bị hạn chế. Ví dụ, các cuộc biểu tình tại mỏ đồng Las Bambas ở Peru đã làm dấy lên lo ngại gián đoạn.
Trong khi đó, dầu dự kiến tiếp tục phục hồi, luân phiên tăng cao bởi hy vọng về vắc-xin và suy giảm bởi thông tin phong tỏa. Để tăng giá, Saudi Arabia cho biết sẽ hạn chế sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 2 và tháng 3.
Hai tiến triển quan trọng có thể đưa ra thêm hỗ trợ. Vắc-xin triển khai trên các nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ truyền cảm hứng kích thích du lịch và thương mại. Một dự luật chi tiêu lớn của chính phủ Mỹ cùng với chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng từ Cục Dự trữ Liên bang, sẽ kích thích hoạt động kinh tế và tiêu thụ hàng hóa. Điều đó cũng có thể làm suy yếu đồng đô la, giá dầu và các hàng hóa khác tính bằng đô la rẻ hơn cho người mua ở các thị trường mới nổi, nâng nhu cầu và đẩy giá hàng hóa lên cao hơn nữa.
Các nhà đầu cơ giá hàng hóa lên, dẫn đầu bởi Jeff Currie của ngân hàng Goldman Sachs, cho rằng xu hướng dài hạn sẽ hỗ trợ giá trong thập kỷ tới. “Đại dịch thúc đẩy cho chu kỳ tăng giá hàng hóa mạnh,” ông Currie chia sẻ. Ngoài việc đồng đô la yếu hơn cùng các động lực thúc đẩy giá hàng hóa, đại dịch có thể giúp đồng bộ hóa hoạt động trên một số nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các chính phủ Mỹ, Trung Quốc và châu Âu tuyên bố ủng hộ đầu tư xanh và nỗ lực thu hẹp khoảng cách về thu nhập. Ông Currie cho rằng hỗ trợ các hộ gia đình nghèo có tác động lớn đến tiêu dùng, do đó hỗ trợ giá hàng hóa. Và đầu tư xanh - chẳng hạn vào các trạm sạc điện và các trang trại gió - mang tính chất thâm dụng hàng hóa. Những năm đầu chi tiêu xanh thậm chí có thể nâng cao nhu cầu dầu mỏ, bằng cách thúc đẩy việc làm và hoạt động kinh tế. Goldman ước tính khoản kích thích trị giá 2 triệu đô la trong hai năm tới sẽ làm tăng nhu cầu dầu của Mỹ lên khoảng 200.000 thùng/ngày.
Những người hoài nghi đặt cược về khả năng tăng chậm hơn. Trong ngắn hạn, Ed Morse của Citigroup chỉ ra các nhà đầu tư đặt cược vào giá đồng không được hỗ trợ bởi xu hướng của cung và tiêu dùng. Phe đa số của đảng Dân chủ tại Thượng viện khó đảm bảo kế hoạch về khí hậu của tân tổng thống Joe Biden sẽ được thông qua. Ông Morse cho biết: “Chưa tùng có thời nào thâm dụng hàng hóa như thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.”
Chu kỳ tăng mạnh được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa, đầu tư và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở các thị trường mới nổi — và đặc biệt là Trung Quốc. Các chính phủ từ Berlin đến Bắc Kinh tuyên bố rằng họ có ý định chuyển đổi mới. Giá cả hàng hóa trong thập kỷ tới phụ thuộc phần lớn vào việc họ có làm những gì họ nói hay không.