Giới trader có thể sẽ cẩn trọng về việc hô đỉnh giá dầu trước tình hình chiến sự Ukraine vẫn không có hồi kết, nhưng pha tăng rất mạnh này của dầu có lẽ sẽ không bền vững.
Giá nông sản giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng điểm mạnh trong tuần vừa qua, nhờ tác động từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Giá lúa mì kỳ hạn trên sàn giao dịch CBOT kết thúc tuần tăng đến 59.91%, trước lo ngại đứt gãy nguồn cung trong bối cảnh các cảng xuất khẩu chính tại Ukraine đóng cửa và căng thẳng cuộc chiến Nga-Ukraine ngày càng leo thang. Nga và Ukraine chiếm đến 30% tổng khối lượng lúa mì xuất khẩu toàn thế giới, trong khi Ukraine cũng đồng thời là quốc gia xuất khẩu ngô lớn thứ 4 trên toàn cầu, chiếm tỷ trọng xuất khẩu khoảng 17%. Giá các hợp đồng tương lai đậu tương cũng có một tuần tăng điểm rõ rệt nhờ lo ngại từ các nhà đầu tư trên thị trường về một tương lai đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu, sau khi làn sóng các lệnh trừng phạt kinh tế và thương mại dành cho Nga được kích hoạt bởi Mỹ và Châu Âu trong tuần vừa qua. Bên cạnh đó, giá dầu thực vật cũng được hưởng lợi từ cuộc chiến này, trong bối cảnh nhu cầu của nhà tiêu thụ hàng đầu - Ấn Độ - đang tăng cao trước tháng lễ nhịn ăn Ramadan. Đồng thời, các quan chức Chính Phủ Trung Quốc cũng kêu gọi các công ty sản xuất tìm kiếm nguồn cung mới và đẩy mạnh nhập khẩu nhiều loại hàng hoá do lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong tương lai.
Chiến sự đi đến ngày thứ 8, giá các ngũ cốc liên quan đến vùng chiến sự tiếp tục giữ vững đà tăng chạm giới hạn biên độ do lo ngại về đứt gãy nguồn cung lương thực tại đây.
Giá dầu tiếp tục tăng cao hơn vào thứ Năm khi cuộc chiến ở Ukraine khiến nguồn tài nguyên sụt giảm mạnh mẽ là một trong một dấu hiệu đáng ngại cho lạm phát toàn cầu
Giá dầu thô của Mỹ đạt mức cao nhất thập kỷ trong khi giá dầu Brent thế giới đạt mức đỉnh từ giữa năm 2014 sau khi OPEC+ bơm dầu để bù đắp cho lượng thiếu hụt trầm trọng do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2022 giao dịch trên Sàn hàng hóa Chicago (CBOT) đã chính thức chạm mốc 1,000 cents/giạ chỉ trong vòng 5 phiên giao dịch kể từ ngày Nga thông báo thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào ngày 24/02. Khu vực giao tranh diễn ra có vị thế đặc biệt quan trọng trong việc phân phối ngũ cốc đến các quốc gia đông dân và có nhu cầu nhập khẩu lúa mì hàng đầu thế giới. Điều này làm dấy lên lo ngại về đứt gãy nguồn cung ứng lúa mì toàn cầu và nếu chiến sự kéo dài trật tự dòng chảy ngũ cốc toàn cầu cũng sẽ có sự thay đổi.
Vàng tăng giá do lo ngại rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine có thể trở nên mạnh bạo hơn, làm tăng nhu cầu về tài sản trú ẩn khi các nhà đầu tư cân nhắc hậu quả từ chiến tranh và các lệnh trừng phạt.
Giá đường thô tuần qua đã biến động mạnh vào hai phiên cuối tuần, khi tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine. Vào ngày thứ năm, giá đường thô kì hạn tháng 5/2022 thậm chí đã đạt mốc 18.33 cents/lb, mức giá cao nhất trong tháng qua. Tuy nhiên khi cuộc chiến tại Ukraine đã có phần ngã ngũ khi quân đội Nga bao vây Kiev và xuất hiện triển vọng về một cuộc đàm phán đình chiến, giá đường thô đã giảm mạnh trong phiên thứ sáu khi giảm gần 0.4 cents và kết thúc tuần với mức giá 17.60 cents/lb.