Hãy quên bong bóng dotcom đi, lần này sẽ còn khủng khiếp hơn nhiều

Hãy quên bong bóng dotcom đi, lần này sẽ còn khủng khiếp hơn nhiều

Nam Anh

Nam Anh

Senior Economic Analyst

23:18 31/08/2020

Nếu so sánh với tổng sản lượng nền kinh tế, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ hiện nay đang được định giá cao hơn nhiều so với thời kỳ bong bóng dotcom, làm dấy lên những lo ngại về sự bền vững của đợt tăng giá hiện nay.

Vốn hóa của toàn thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, được đo lường thông qua chỉ số Wilshire 5000, đạt tổng cộng 36.8 nghìn tỷ đô la tính đến cuối ngày thứ Tư tuần trước. Con số này tương đương 190% tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ (19.4 nghìn tỷ USD) tính đến quý hai.

Tỷ lệ này vượt xa mức cao nhất trước đó là 167%, ghi nhận vào tháng 3 năm 2000. Sau những sự biến động trong những năm sau đó, tỷ lệ này đã vượt qua mức 100% trong quý đầu tiên của năm 2012 và liên tục tăng lên trong các năm tiếp theo.

Áp dụng phân tích này cho các chỉ số khác của Hoa Kỳ cho thấy sự phục hồi của chứng khoán hiện tại là chệch hướng và hết sức cục bộ. Tổng vốn hóa thị trường của các cổ phiếu Nasdaq 100 rơi vào khoảng 13.5 nghìn tỷ đô la, chiếm hơn hai phần ba GDP. Trong khi đó, con số tương tự của các chứng khoán thuộc chỉ số S&P 500 là 28.8 nghìn tỷ đô la, thậm chí còn lớn hơn quy mô của toàn nền kinh tế.

Bản thân Warren Buffett đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ này trong một bài báo trên tạp chí Fortune năm 2001 khi nói rằng “Nếu tỷ lệ phần trăm này giảm xuống khu vực 70% hoặc 80%, việc mua cổ phiếu có khả năng sẽ rất hiệu quả. Ngược lại nếu tỷ lệ này tiếm cận mức 200% - như năm 1999 và một phần của năm 2000 - bạn đang chơi với lửa”.

Sau khi bong bóng dotcom vỡ tan, chỉ số S&P500 đã sụt giảm 33% xuyên suốt 2002, trong khi chỉ số Nasdaq 100 mất tới hơn 50% giá trị.

Việc tỷ lệ hiện tại đã tiến gần tới mốc 200% có thể cho thấy rằng cổ phiếu sẽ mang lại mức lợi nhuận thấp hơn đáng kể trong tương lai so với giai đoạn 10 năm qua. Đó có lẽ là lý do tại sao quỹ Berkshire Hathaway của Buffett đang tỏ ra tương đối im hơi lặng tiếng với các thương vụ mua lại sau đợt bán tháo cổ phiếu Mỹ trong quý đầu tiên - trái ngược hẳn với những động thái trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008

Một lưu ý nhỏ với tỷ lệ này là tổng giá trị vốn hóa thị trường được tính sử dụng giá đóng cửa ngày thứ tư vừa qua, trong khi GDP tính đến cuối tháng 6. Điều đó dẫn đến một độ trễ nhỏ nhưng có thể bỏ qua trong tính toán.

Cũng không thể phủ nhận rằng, mặc dù cổ phiếu có thể được coi là đang khá đắt so với nền kinh tế, có những lý do cụ thể khiến các nhà đầu tư yêu thích chúng

Một trong số đó là việc lợi suất trái phiếu chính phủ toàn cầu đang ở mức vô cùng thấp. Với việc trái phiếu Kho bạc 10 năm chỉ đem lại lợi suất khoảng 0.65%, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ các quốc gia G-10 giảm xuống còn 2%, mức lợi nhuận 3.7% mà S&P 500 mang lại quả thật quá hấp dẫn.

Về mặt công thức, việc lợi suất trái phiếu Kho bạc sụt giảm đồng nghĩa với việc tỷ suất sinh lợi yêu cầu (required rate of return) trong Mô hình tăng trưởng Gordon- Gordon Growth Model(“r” trong D / r-g) giảm xuống, làm tăng mức định giá của các loại chứng khoán.  

Tuy nhiên, những yếu tố đó không có nghĩa là cổ phiếu có thể tiếp tục tăng mãi mãi. Dự phóng tất cả các khoản lợi nhuận từ bây giờ đến mãi mãi về sau và tính chúng vào mức định giá hiện nay chính là dấu hiệu rõ rệt của bong bóng chứng khoán. Chúng ta đã từng chứng kiến những sự hồ hởi đó với sự xuất hiện của dotcom, và chúng không bao giờ kết thúc tốt đẹp.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ