Janet Yellen: thất bại trong việc tăng trần nợ sẽ gây ra "thảm họa kinh tế"

Janet Yellen: thất bại trong việc tăng trần nợ sẽ gây ra "thảm họa kinh tế"

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

11:00 09/05/2023

Bộ trưởng bộ Tài chính Janet Yellen đã cảnh báo về một “thảm họa kinh tế” nếu Mỹ không nâng trần nợ trong những tuần tới.

Bộ trưởng bộ Tài chính Janet Yellen: thất bại trong việc tăng trần nợ sẽ gây nên 'thảm họa kinh tế'
Bộ trưởng bộ Tài chính Janet Yellen: thất bại trong việc tăng trần nợ sẽ gây nên 'thảm họa kinh tế'

Bộ trưởng bộ Tài chính Janet Yellen cho biết hôm thứ Hai rằng việc không nâng trần nợ của Hoa Kỳ sẽ gây nên một “thảm họa kinh tế”.

“Điều đó có thể tạo ra sự hỗn loạn trong ngành tài chính, nó sẽ làm số tiền chi tiêu giảm đáng kể và đồng nghĩa với việc những người nhận trợ cấp An sinh xã hội, các cựu chiến binh, những người đang trông cậy vào tiền từ chính phủ,... chúng tôi sẽ không có đủ tiền để thanh toán các hóa đơn,” Yellen nói trong chương trình “Closing Bell: Overtime” của CNBC.

Các bình luận của Yellen được đưa ra trong bối cảnh bế tắc chính trị trong việc nâng trần nợ đang đẩy Bộ Tài chính tiến gần đến tình huống xấu nhất: khả năng Mỹ vỡ nợ. Điều này sẽ xảy ra nếu Bộ Tài chính không thể sử dụng thêm các biện pháp đặc biệt mà họ đã thực hiện từ đầu năm nay để đáp ứng các nghĩa vụ của mình, khi Hoa Kỳ đạt đến trần nợ theo luật quy định là 31.4 nghìn tỷ USD.

Để tránh tình trạng vỡ nợ quốc gia, Quốc hội phải bỏ phiếu tăng hoặc tạm hoãn giới hạn nợ trước khi Bộ Tài chính hết nguồn tài trợ khẩn cấp. Nhưng chỉ còn 8 ngày nữa, trong đó cả Hạ viện và Thượng viện dự kiến ​​sẽ họp cùng một lúc, thời gian không còn nhiều để các bên đạt được thỏa thuận.

Bà Yellen nói: “Có sự khác nhau rất lớn giữa quan điểm của tổng thống và quan điểm của đảng Cộng hòa” về việc nâng trần nợ.

Kho bạc và Văn phòng Ngân sách Quốc hội đều công bố các báo cáo mới vào tuần trước dự đoán rằng các biện pháp đặc biệt có thể “cạn kiệt” sớm nhất là vào ngày 1 tháng 6, sớm hơn so với dự kiến của Phố Wall hoặc Nhà Trắng. Điều này hơn là kết quả của việc doanh thu thuế liên bang thấp hơn dự kiến ​​vào tháng Tư.

Vào thứ Ba, tổng thống Biden sẽ tổ chức một cuộc họp quan trọng tại Nhà Trắng với bốn nhà lãnh đạo hàng đầu của Quốc hội: Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, R-Calif., Lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Hakeem Jeffries, D-N.Y., Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer, D-N.Y., và Lãnh đạo phe Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell, R-Ky.

Nhà Trắng cho biết thỏa thuận về việc tăng trần nợ sẽ không thể đạt được khi Biden nói rằng các đảng viên đảng Cộng hòa phải đồng ý tăng mà không cần điều kiện tiên quyết gì khác. Cho đến nay, đảng Cộng hòa đã từ chối thông qua việc tăng trần nợ trừ khi nó đi kèm với việc cắt giảm chi tiêu liên bang.

Các nhà kinh tế ở cả hai phía đều đồng ý rằng ngay cả một vụ vỡ nợ trong thời gian ngắn sẽ gây ra những làn sóng chấn động khắp thị trường chứng khoán và khiến lãi suất tăng vọt.

Mark Zandi, kinh tế trưởng của Moody's Analytics cho biết tại một phiên điều trần của Thượng viện vào tháng Ba: “Thị trường vốn ngắn hạn - thứ rất cần thiết cho dòng tín dụng tài trợ cho các hoạt động hàng ngày của nền kinh tế, cũng có khả năng sẽ đóng cửa” trong trường hợp Mỹ vỡ nợ.

Cuộc khủng hoảng trần nợ đang cận kề cũng buộc bà Yellen phải gác lại chuyến công du Nhật Bản trong tuần này. Bà dự kiến ​​sẽ tham dự một cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương G-7.

Ưu tiên hàng đầu của Yellen cho hội nghị thượng đỉnh sẽ là “củng cố nền kinh tế vĩ mô toàn cầu, tăng cường cam kết của chúng tôi với Ukraine khi nước này tự bảo vệ mình trước cuộc chiến tranh man rợ của Nga và tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và an ninh,” Bộ Tài chính cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.

Phía sau cánh gà, Yellen cũng có khả năng phải đối mặt với các câu hỏi từ những bộ trưởng khác trong G-7 về cuộc tranh luận về trần nợ và viễn cảnh vỡ nợ của Hoa Kỳ. Yellen nói với CNBC: “Nếu chúng ta làm giảm xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ, và thậm chí tệ hơn là vỡ nợ, tôi nghĩ điều đó sẽ có tác động xấu đến việc sử dụng đồng đô la như một loại tiền tệ dự trữ”.

“Đồng đô la được coi là tài sản nền tảng, an toàn trong toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu. Nó đáng tin cậy và là tài sản an toàn nhất. Việc không nâng trần nợ, làm giảm xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ, sẽ khiến điều đó gặp rủi ro,” bà nói. “Vì vậy, đó thực sự là một mối quan tâm lớn.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?

Từ lâu, người ta thường nói rằng người lính sẽ dành phần lớn thời gian để chờ đợi, chỉ thỉnh thoảng mới có những khoảnh khắc hành động ngắn ngủi. Điều này cũng tương tự với ngoại giao. Trong suốt một năm qua, các bên tham gia chiến tranh ở Ukraine đã chờ đợi kết quả bầu cử ở Mỹ. Chiến thắng lớn của Donald Trump đã chấm dứt sự chờ đợi đó và liệu rằng đây có thể là chìa khóa để kết thúc cuộc chiến ở Ukraine?
Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?

Dù một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể là điều đầu tiên chính quyền Trump nhắm tới, nhưng rủi ro lớn hơn lại nằm ở Đài Loan – điểm nóng có thể dẫn tới một cuộc đối đầu nguy hiểm như khủng hoảng tên lửa Cuba. Sự thiếu kiềm chế trong cách tiếp cận vấn đề Đài Loan có thể đẩy chính quyền Trump vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, làm chao đảo mối quan hệ Mỹ-Trung và đe dọa ổn định khu vực.
Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu

Khả năng Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mạnh mẽ hơn đang làm dấy lên nhiều lo ngại về hệ thống thương mại toàn cầu. Những mức thuế cao từng được áp dụng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và với ý định giảm thâm hụt thương mại, thế giới có thể phải đối mặt với những hậu quả sâu rộng. Liệu các biện pháp bảo hộ này có thể mang lại sự ổn định hay chỉ dẫn đến hỗn loạn cho nền kinh tế toàn cầu?
Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang chứng kiến sự phân cực sâu sắc, với giới tính trở thành yếu tố quyết định. Phụ nữ ủng hộ Kamala Harris, trong khi nam giới hướng về Donald Trump. Cuộc đua này không chỉ phản ánh sự khác biệt giới tính mà còn bộc lộ những ranh giới về giáo dục và chủng tộc, làm nổi bật sự phức tạp trong việc định hình tương lai nước Mỹ.
Bầu cử Mỹ 2024: Donald Trump nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Elon Musk
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bầu cử Mỹ 2024: Donald Trump nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Elon Musk

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang nóng lên với cuộc đối đầu giữa Donald Trump và Kamala Harris. Trump giữ nguyên đội ngũ chiến dịch và nhận sự hỗ trợ từ tỷ phú Elon Musk, trong khi tiếp tục các phát ngôn gây tranh cãi và chiến lược công kích cá nhân. Liệu chiến lược này sẽ giúp ông thắng cử hay gây phản tác dụng trong mắt cử tri?
Những ngày cuối trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump: Đường đến "vinh quang" hoặc thất bại lịch sử
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những ngày cuối trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump: Đường đến "vinh quang" hoặc thất bại lịch sử

Trong những ngày cuối đầy căng thẳng của cuộc đua vào Nhà Trắng, Donald Trump tung ra chiến dịch quyết liệt, hứa hẹn thay đổi lớn và gây chú ý với phát ngôn khiêu khích. Trong khi đó, Kamala Harris nỗ lực củng cố liên minh và thu hút cử tri trung dung. Kết quả sẽ quyết định liệu Trump có trở lại hay nước Mỹ sẽ có nữ tổng thống đầu tiên.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ