Khi Liên minh Châu Âu phải nhún nhường

Khi Liên minh Châu Âu phải nhún nhường

23:38 21/05/2020

Ngày 10/5/2020, Ủy ban châu Âu (EC) đe dọa sẽ kiện Đức sau khi tòa án tối cao nước này cho rằng Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) vượt quá quyền hạn trong chương trình mua trái phiếu. Điều này có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp tại EU. Tuy nhiên, xét về mặt thực tiễn và dân chủ, sẽ là thiếu sót khi kiện nước Đức.

Bất cứ ai đã làm việc tại Brussels sẽ quen thuộc với lý thuyết xe đạp về hội nhập châu Âu (“lý thuyết xe đạp" là khái niệm ẩn dụ, có ý nghĩa rằng hội nhập châu Âu phải hướng tới sự tiến bộ để tránh ngủ quên trong vinh quang của quá khứ - giống như một chiếc xe đạp phải tiếp tục đi để không bị ngã). Tương tự, EU sẽ sụp đổ nếu không tiếp tục tiến về phía trước.

Nhưng lý thuyết xe đạp dường như đã quá cũ kĩ và khó có thể áp dụng trong giai đoạn hiện nay. Để tồn tại, EU thực sự cần phải cần đến một chiếc phanh và một số lùi, để tránh các xung đột đáng tiếc trong nội bộ của EU và giữa các thành viên của EU.

Khả năng xung đột đã tăng lên đáng kể sau phán quyết của Tòa án Đức, khiến nước Đức phải đối đầu trực tiếp với cả Ngân hàng Trung ương châu Âu và Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ). Tòa án hiến pháp Đức, có trụ sở tại Karlsruhe, đã phán quyết rằng chương trình mua trái phiếu của ECB, lâu nay vẫn được biết đến như là một biện pháp giúp giữ cho đồng tiền chung châu Âu tồn tại, đã không đảm bảo “tính cân xứng” (proportionality - điều luật đảm bảo việc thực thi công quyền nằm trong giới hạn không gây ra gánh nặng cho các cá nhân) do chương trình này đã không tính đến các hiệu ứng kinh tế trên một quy mô rộng lớn. Tòa án hiến pháp Đức cũng tuyên bố rằng ECJ đã hành động vượt quá thẩm quyền của mình khi tuyên bố chương trình mua trái phiếu của ECB là hợp pháp.

Những người theo trường phái ủng hộ EU đã phản ứng mạnh mẽ trước hành động của Tòa án Đức. Một số người lập luận rằng phán quyết của Tòa án Đức đã đưa toàn bộ trật tự pháp lý của EU vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc và Ủy ban châu Âu phải đáp trả bằng cách kiện nước Đức ra tòa.

Theo quan điểm riêng của cá nhân tôi (tác giả), khi xét tới cả hai khía cạnh thực tiễn và dân chủ, sẽ thật điên rồ khi EU kiện chính phủ Đức. Đức là quốc gia lớn nhất ở EU và đóng góp lớn nhất cho ngân sách của tổ chức này. EU không thể được xây dựng trên các quan điểm đối lập với bất cứ quốc gia thành viên nào, trong trường hợp này là nước Đức. EU có thể tồn tại mặc cho Brexit xảy ra. Nhưng nếu không có nước Đức, thì sự tồn tại của EU có thể bị lung lay.

Các cuộc thăm dò dư luận ở Đức cho thấy rằng tòa án hiến pháp là cơ quan được kính trọng nhất ở nước này. Ngân hàng trung ương Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesbank) thì được coi là người bảo vệ cho nền dân chủ sau chiến tranh của Đức, với vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo rằng siêu lạm phát trong giai đoạn Cộng hòa Weimar (Cộng hòa Weimar là tên gọi lịch sử của nước Đức trong khoảng thời gian từ 1918 đến 1933) sẽ không bao giờ quay trở lại. Nếu EU đối đầu với hai trụ cột quan trọng nhất của nước Đức, họ sẽ phải chịu phản ứng dữ dội từ công chúng.

Nếu Đức hành xử một cách ích kỉ thì cuộc đối đầu căng thẳng này không thể tránh khỏi. Nhưng, ngay cả khi có thể xảy ra tranh chấp về kinh tế hay pháp lý, xét một cách logic thì phán quyết của Tòa án hiến pháp Đức không có gì là phi dân chủ hoặc không đúng đắn. Nhưng theo quan điểm của EU thì ECJ có thẩm quyền tối cao hơn Tòa án hiến pháp Đức. Nếu EU bắt đầu kích hoạt các cuộc tranh tụng thì tranh chấp giữa ECJ và Tòa án hiến pháp Đức sẽ được phân xử bởi chính ECJ, chính sự luẩn quẩn này sẽ ngay lập tức làm suy yếu tính khách quan của các phán quyết.

Đúng là việc thuận theo phán quyết của tòa án hiến pháp Đức là một điều không hề dễ dàng và hàm chứa rủi ro. Rủi ro tệ nhất, và có nguy cơ nhất liên quan đến sự tồn tại của đồng Euro và những nỗ lực của EU để duy trì một tổ chức đại diện cho các nền dân chủ tự do. Hungary và Ba Lan, những nước mà nền dân chủ quốc gia đang bị xói mòn đã dùng lí lẽ của phán quyết của tòa án hiến pháp Đức để biện minh cho những nỗ lực nhằm phớt lờ luật pháp của EU. Những hành động của chính phủ Hungary, do Viktor Orban lãnh đạo đã được dự đoán từ trước. Nhưng đáng nói là ông Orban là một nhân vật không theo chủ nghĩa nhân đạo - giống như ông Donald Donald, ông ta sẽ sử dụng bất kỳ lý lẽ nào, dù đó chỉ là một cái cớ để biện minh cho những gì ông ta sẽ làm.

Trên thực tế, Hungary và Ba Lan rất khác với Đức. Chính phủ ở Warsaw và Budapest không có tính độc lập trong hệ thống tư pháp. Ngược lại, Tòa án hiến pháp Đức là một minh chứng cho sự độc lập khỏi ảnh hưởng chính trị mà ngay cả chính phủ cũng không thể chi phối. Các nghị quyết và cáo buộc vi phạm của EU đối với Hungary và Ba Lan là hợp lý, với lí lẽ rằng nền dân chủ tại các quốc gia này đang thực sự bị đe dọa. Nhưng, về lâu dài, số phận của nền dân chủ ở Hungary và Ba Lan sẽ được quyết định bởi hai quốc gia đó, chứ không phải bởi EU.

Phán quyết của Tòa án hiến pháp Đức cũng có ý nghĩa rất lớn đối với số phận của đồng tiền chung châu Âu. Người ta tin rằng cú sốc kinh tế do Covid-19 gây ra khiến ECB sẽ phải tiếp tục những nỗ lực thái quá, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ khác. Nếu phán quyết của tòa án Đức có nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng hành động của ECB (hoặc ngăn Bundesbank tham gia các chương trình của ECB), thì không có gì đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại của đồng Euro.

Nhưng nên suy nghĩ theo chiều hướng dân chủ hơn trong trường hợp này. Những người phản đối Phán quyết của Tòa án hiến pháp Đức cho rằng các phán quyết chỉ phản ánh một phần nhỏ ý kiến của người dân và những người theo phe bảo thủ. Nếu điều này là sự thật, thì nó mở ra cơ hội cho Berlin sửa đổi hiến pháp Đức hoặc một số điều khoản hiệp ước của EU, nhằm công nhận tính hợp pháp trong các phán quyết và hành động của EU. Nếu Berlin không thể thắng được cuộc kiện tụng đó trên sân nhà hoặc tại các quốc gia châu Âu khác ngoài nước Đức thì Đức có thể phải cân nhắc phương án rời khỏi đồng tiền chung châu Âu.

Việc nêu ra vấn đề nhạy cảm này giúp làm rõ hơn quan điểm của các bên. Điều đó có thể thuyết phục người Đức rằng các hành động của ECB không phải là không thể chấp nhận được. Hoặc nhìn từ chiều hướng khác, điều này có thể thuyết phục các quốc gia châu Âu khác rằng họ cần phải tôn trọng hơn quan điểm của Đức về cách quản lý đồng Euro.

Lý thuyết về hội nhập châu Âu đã lỗi thời. Sự sống còn của EU không thể được bảo đảm đơn giản chỉ bằng cách tiến về phía trước. Giờ đây hướng đi của Châu Âu cũng cần được đánh giá lại dựa trên cả sự tranh luận và thỏa hiệp.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ