Khoản lãi mà Mỹ phải trả cho nợ công sắp chạm 1000 tỷ USD
Tùng Trịnh
CEO
Có một vài liệu gây sốc trong báo cáo Thâm hụt ngân sách hàng tháng của Mỹ. Chi tiêu chính phủ tăng đột ngột 15% lên 646 tỷ đô la vào tháng 6, vượt gần 100 tỷ đô la so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, các khoản thu từ thuế giảm 9.2%, từ 461 tỷ đô la xuống còn 418 tỷ đô la, khiến thu ngân sách giảm 7.3%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6 năm 2020, thời điểm mà Mỹ đang hứng chịu suy thoái kinh tế do đại dịch Covid; thực tế là chưa từng có lần nào nguồn thu từ thuế mạnh như vậy mà Mỹ lại không rơi vào suy thoái.
Khi chi tiêu chính phủ tăng vọt còn doanh thu từ thuế suy giảm, chỉ trong tháng 6, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã tăng gần ba lần so với cùng kỳ năm ngoái, từ 89 tỷ đô la lên 228 tỷ đô la, cao hơn rất nhiều so với dự báo chung 175 tỷ đô la.
Với thâm hụt hàng tháng tăng hơn so với dự kiến và cũng cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ, không có gì ngạc nhiên khi thâm hụt lũy kế sau 9 tháng trong năm tài chính đã cao thứ 3 từ trước đến nay, chỉ xếp sau các năm khủng hoảng 2020 và 2021: thâm hụt YTD (year-to-date) của năm tài chính 2022 đã tăng 170% so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới 1393 nghìn tỷ đô la
Một lần nữa, mặc dù rất buồn, nhưng tất cả các con số trên không có gì ngạc nhiên: chúng xác nhận rằng Mỹ đang tiến tới một thảm họa tài chính ngày càng nhanh chóng, nhưng không phải trước khi Fed buộc phải tiếp tục tiền tệ hóa các khoản nợ
Con số thực sự gây sốc nằm sâu trong Bảng số 3 của Báo cáo tháng của Bộ Tài chính là: chỉ trong 9 tháng đầu năm tài chính, Mỹ đã tích lũy một lượng nợ lớn chưa từng có là 652 tỷ đô la.
Con số này cao hơn 25% so với khoản lãi phải trả trong cùng kỳ năm trước (ước tính 521 tỷ đô la)
Lãi suất tăng vọt trong đợt thắt chặt mạnh tay của Fed là yếu tố chủ đạo gây ra thâm hụt, khi Cục dự trữ Liên bang tăng lãi suất điều hành lên mức 5% chỉ sau hơn 1 năm. Lợi suất Trái phiếu 5 năm hiện đang ở 3.96%, cao hơn rất nhiều so với mức 1.35% đầu năm ngoái. Khi các chứng khoán có lợi suất thấp hơn đáo hạn, Bộ Tài chính đối mặt với các khoản lãi suất phải trả tăng dần đối với các món nợ đang còn tồn đọng: và ngay cả khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất, khoản lãi phải trả thực tế sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Để có cái nhìn rõ hơn, lãi suất trung bình cho tổng nợ còn lại vào cuối tháng 6 chỉ là 2.76%, một mức chưa từng vượt qua từ tháng 1 năm 2012, tăng từ mức 1.80% năm trước đó, dữ liệu của Bộ Tài chính cho thấy. Và nếu Fed thực sự giữ lãi suất "cao trong thời gian dài hơn", lãi suất trung bình trên dư nợ còn lại sẽ vượt qua mức 4% một năm.
Điều đó sẽ là một thảm họa cho Mỹ và có nghĩa là khoản lãi suất trên tổng nợ công 32.3 nghìn tỷ đô la sẽ đạt 1.3 nghìn tỷ đô la trong vòng 12 tháng, biến khiến khoản lãi phải trả này trở thành khoản chi tiêu công lớn nhất và vượt qua trợ cấp an sinh xã hội!
Chúng ta không cần phải chờ lâu để chứng kiến câu chuyện này trở thành một đề tài quan trọng trước các cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Theo FRED của Fed St Louis và BEA, các khoản thanh toán lãi suất của Chính phủ Liên bang đã vượt quá 900 tỷ đô la lần đầu tiên, và trong một quý sẽ vượt qua mốc 1 nghìn tỷ đô la, một cột mốc lịch sử khiến người ta có thể đếm ngược tới khoảnh khắc Minsky của nước Mỹ
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, đã bớt lo ngại về lãi suất cao. Thay vào đó, bà nhấn mạnh tỷ lệ tiền lãi trên GDP, sau khi điều chỉnh lạm phát, vẫn còn thấp so với lịch sử. Vấn đề của lập luận này là GDP sẽ thu hẹp sau cuộc suy thoái kế tiếp, nhưng nợ công Mỹ sẽ không bao giờ giảm trở lại, cả về mức tuyệt đối lẫn so với mức tương đối
Zerohedge