Làm thế nào các công ty tầm cỡ trong ngành dầu mỏ chiến thắng ngược giới đầu tư?
Đạt Nguyễn
Currency Analyst
Đừng lo lắng, tất cả đều trong tầm kiểm soát. Nhóm các công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố triển vọng về giá dầu của họ không hề ảm đạm như dự báo.
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức bởi ExxonMobile, Chevron và BP vào ngày 27/5 vừa qua có thể được ví von như là những buổi kiểm tra sức khỏe hàng năm trong một phòng khám đang bốc cháy. COVID-19 đã làm sụp đổ mạnh mẽ nhu cầu sử dụng đối với các sản phẩm của các gã khổng lồ trong ngành dầu mỏ, điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Vào tháng Tư, Royal Dutch Shell, một công ty liên doanh giữa Anh-Hà Lan, đã lần đầu tiên trong lịch sử cắt bỏ cổ tức kể từ Chiến tranh thế giới thứ Hai. Tiếp sau đó, vào ngày 1/5, ExxonMobil báo cáo khoản thua lỗ lần đầu kể từ khi sát nhập vào thành tập đoàn từ năm 1999.
Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch lần này, các nhà đầu tư đã bỏ công tìm kiếm một nơi có ít rủi ro và mang lại lợi nhuận cao. Nhóm ngành chứng kiến mức tăng trưởng kém nhất trong nhóm chỉ số S&P 500 là ngành năng lượng trong vòng 4-6 năm qua. Tuy nhiên, các gã khổng lồ trong ngành dầu mỏ lại cho rằng sau tất cả triển vọng của họ vẫn không phải là xấu.
Họ mới đề cập đến một nửa vấn đề. Rất nhiều trong số các công ty dầu mỏ tầm cỡ trở nên vững chãi hơn kể từ lần suy thoái cuối cùng vào năm 2014 bởi họ theo đuổi các dự án có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và cắt giảm chi phí. Giá thị trường cho một thùng dầu ở thời điểm hiện tại dùng để chi trả chi phí sử dụng vốn và chia cổ tức trong nhóm Bảy Nàng Bạch Tuyết (Seven Sisters bao gồm: ExxonMobil, Shell, Chevron, Total, BP, Equinor và Eni) hiện giờ chỉ bằng một nửa so với năm 2013, theo đánh giá của Goldman Sachs, một ngân hàng nổi tiếng với mảng Ngân hàng đầu tư.
Nhiều công ty dầu khí cũng đang chuẩn bị cho một tương lai sử dụng tỷ lệ carbon ở mức thấp. Vào tháng 12, Repsol của Tây Ban Nha đã cam kết sẽ đạt được mức khí thải ròng gần như bằng không từ hoạt động của họ và sẽ bán sản phẩm vào năm 2050. Các công ty khác như BP, Shell, Eni và Total cũng đã công bố các cam kết của riêng họ.
Hơn nữa, khi các công ty dầu có quy mô nhỏ hơn tìm được cách thoát khỏi tác động từ COVID-19, đặc biệt là các công ty dầu đá phiến ở Mỹ, những công ty có quy mô lớn hơn trong đám đó có thể lấy hết tài sản của nhau. Việc cắt giảm chi tiêu của các công ty tầm cỡ có thể làm chậm sản lượng sản xuất dầu của họ. Nhưng đó chỉ là vấn đề nếu bạn nghĩ rằng có thông tin giá trị trong tỷ lệ tăng trưởng sản lượng sản xuất, theo Michele Della Vegna của Goldman Sachs nói. Nếu mức tăng trưởng vượt quá sức là vấn đề, vậy thì việc cắt giảm có thể là một phần của giải pháp, ông Michele tiếp tục nói.
Có hai vướng mắc. Thứ nhất đó là giá hòa vốn cho một số công ty dầu mỏ mặc dù đã thấp hơn so với quá khứ, nhưng nó vẫn còn quá cao. Con số ước lượng cho ExxonMobil dừng ở mức $70, vẫn gấp đôi so với giá giao dịch dầu hiện tại. Và không rõ liệu rằng các công ty lớn nhất có nên rời xa khỏi mảng đầu tư dầu mỏ một cách nhanh chóng hay không, thì câu trả lời của ExxonMobil và Chevron, cùng các công ty dầu lớn nhất của Mỹ, là không. Không có một công ty dầu mỏ nào đặt mục tiêu kiểm soát khí thải từ việc bán sản phẩm của họ. Vào ngày 27/5, các cổ đông của ExxonMobil, đã bỏ phiếu không tán thành việc phân chia vai trò và trách nhiệm của chủ tịch và giám đốc điều hành. Các nhà đầu tư theo hướng thân thiện với môi trường đã kỳ vọng xuất hiện một vị chủ tịch độc lập có thể thúc đẩy sự thay đổi.
Vấn đề thứ hai, các doanh nghiệp dầu mỏ tầm cỡ tại châu Âu lại không hề ‘tốt gỗ hơn tốt nước sơn’ trong việc cam kết bảo vệ môi trường. Vào tháng 2, công ty Eni của Italy cho biết việc sản xuất dầu và khí đốt của họ sẽ gần như không thay đổi cho tới năm 2025, nhưng bỏ ngỏ một khả năng ‘thay đổi linh hoạt’ sản lượng dầu sau đó. Vào ngày 5/5, công ty Total tuyên bố sẽ đạt mức 0% nhưng chỉ dành cho các sản phẩm được bán tại châu Âu. Các cổ đông của họ sẽ cân nhắc thêm một nghị quyết dành riêng cho các mục tiêu to lớn hơn vào ngày 29/5. Đến với công ty BP, dưới áp lực từ các nhà hoạt động vì môi trường, BP đang làm việc ‘cật lực’ để giải thích họ đã đáp ứng các mục tiêu chống biến đổi khí hậu như thế nào.
Các công ty dầu mỏ vẫn còn có một con đường dài để đi. Công ty Equinor của Na Uy dành khoảng 8% số tiền đầu tư vốn vào năm ngoái cho năng lượng tái tạo; con số của Shell là 2%. Trong khi đó, một dạng đối thủ mới đang nổi lên. Với mức vốn hóa lên tới 68 tỷ USD, giá trị thị trường của Iberdrola, một công ty về dịch vụ tiện ích tại Tây Ban Nha, đã phát triển các trang trại năng lượng sạch như mặt trời và gió, đồng thời đã vượt qua mức vốn hóa của Eni và Equinor và giờ đây đang bám đuôi BP.