Lí do mà Vàng có thể sẽ "rơi" trong mùa hè này
Trái ngược với vai trò quen thuộc như một nơi cất giữ tài sản dạng vật chất, vàng dưới góc độ của một phương tiện giao dịch có lẽ đang “cầm đèn chạy trước ô tô” và có thể đang chuẩn bị cho một cuộc bán tháo.
Vàng đang quá nóng, cầm là bỏng tay?
Bài viết này đưa ra lập luận từ một nhà đầu tư “long – only” rằng, trái ngược với vai trò quen thuộc của hàng hóa-vàng như một nơi cất giữ tài sản dạng vật chất, tiền tệ-vàng dưới góc độ của một phương tiện giao dịch có lẽ đang “cầm đèn chạy trước ô tô” và có thể đang chuẩn bị cho một cuộc bán tháo. Những lý do ủng hộ cho quan điểm trên liên quan đến cả tâm lý thị trường và các yếu tố cơ bản.
Các phân tích tương phản có thể hỗ trợ cho một giai đoạn hạ nhiệt.
Trong một bài viết được đăng tải trên Market Watch ngày 18/07, nhà báo Mark Hulbert đã lưu ý điều này và đưa ra một biểu đồ 3 năm để lập luận:
- “Quan điểm: Các chỉ báo của vàng hiếm khi bullish hơn so với hiện nay –một điềm báo xấu.
...Từ năm 2000, kể từ khi tôi bắt đầu theo dõi trạng thái mở trung bình được khuyến nghị giữa các chỉ báo của thị trường vàng, chỉ 0.7% các phiên giao dịch trước đây có thể cho thấy mức độ lạc quan cao hơn đối với kim loại này so với thời điểm hiện tại.
Trong lịch sử, vàng và các khoản đầu tư liên quan đến vàng đã cho mức hiệu suất tốt hơn rõ rệt khi các chỉ báo thể hiện sự hoài nghi ở mức cao hơn rất nhiều."
Có lẽ chúng ta không thể biết chắc được điều gì sẽ xảy ra. Lưu ý, biểu đồ trên không bao gồm một quỹ ETF vàng chẳng hạn như quỹ iShares (IAU) khổng lồ, thay vào đó nó đại diện một ETF cổ phiếu khai thác vàng lớn ETF (GDX)
Tuy nhiên, GDX bám sát giá vàng trong hầu hết mọi lúc, và quan sát của tôi về biểu đồ trên cho thấy rằng khi IAU và GDX chạy trên mức trung bình dao động của chúng (như trường hợp vàng ở mức trên 2000 USD/ounce) và HGNSI đang quá cao, bán vàng là một động thái tốt.
Hai phần tiếp theo thảo luận về các loại yếu tố cơ bản khác nhau cũng cho thấy rủi ro giảm giá đáng kế.
"Trung - Ấn" không còn đủ sức mua vàng ... một dấu hiệu cảnh báo
Một bài báo ngày 10/07 từ Thời báo Ấn Độ, lưu ý rằng ngay cả giá vàng tháng Sáu đã trở nên quá đắt đỏ với các nhà tích lũy vàng cổ điển trên thế giới:
- “Trong tháng 6, nhập khẩu vàng của Ấn Độ đã giảm 86% so với cùng kỳ năm trước do mức giá cao kỷ lục và vì vận tải hàng không quốc tế đã bị cấm nhằm đối phó với đại dịch COVID-19.
"Nhu cầu đang rất yếu ...", trích lời Harshad Ajmera, một nhà bán buôn vàng tại Kolkata ...
Ở những nhà tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc, các thương nhân mô tả tình hình thương mại hiện nay đang “kém”...
"Tỷ lệ thất nghiệp đang tăng lên. Đừng có nghĩ rằng mọi người sẽ có tâm lý mua sắm nhiều trang sức hơn ...", trích dẫn Samson Li, một nhà phân tích."
Hãy nhìn vào IAU tháng Sáu so với ngày giá đóng cửa ngày 24/07 của nó.
Với mức giá trung bình đâu đó khoảng 16.70 USD vào tháng 6, cùng lúc vàng đã tăng cao đến mức lượng nhập khẩu vào Ấn Độ đã sụt giảm nghiêm trọng.
IAU đóng cửa ngày 24/07 ở mức 18.16 USD, tăng mạnh vượt lên trên phạm vi giao dịch tháng Sáu.
Quan sát của tôi trong hơn một thập kỷ theo dõi vàng là khi nó trở thành xu hướng chủ đạo trên các phương tiện truyền thông tại Mỹ và trở nên đắt tới mức nghiêm trọng đối với người mua ở Trung Quốc và Ấn Độ, đó sẽ là một trạng thái thị trường hết sức nguy hiểm.
Nhưng, những đáp trả thường thấy ở “phe bull” là đang có quá nhiều tài sản, hoặc ít nhất là tiền/tín dụng định danh của ngân hàng trung ương ở các nước giàu hơn, "Trung - Ấn" không thành vấn đề.
Có thể điều này đúng. Nhưng giờ đây đã có câu trả lời để đáp lại:
Hiện nay Fed không còn nới lỏng thái quá.
Tai họa như đại dịch COVID-19 sẽ tạo ra giảm phát. Chính phủ đã phải nỗ lực miệt mài để duy trì sức tiêu thụ, nhưng chủng mới của virus gây ra COVID vẫn đang gia tăng ở nhiều nơi trên nước Mỹ và thế giới. Do đó, những biện pháp nhằm đối phó lại với giảm phát mà chính phủ và các ngân hàng trung ương đã thực hiện vẫn sẽ chưa thể dừng lại.
Với việc giá vàng giao ngay đã tăng từ khoảng 1550 USD/ounce vào đầu tháng 1 (không lâu trước khi COVID-19 bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu) đến trên 2000 USD/ounce, câu hỏi rất cơ bản cho các nhà đầu tư đồng USD là liệu những tờ tiền mới mà Fed tạo ra tất cả nay còn lại bao nhiêu giá trị. Do vàng không có phương pháp định giá rõ ràng nào, nên ta có nhiều cách khác nhau để xem xét nó. Sở thích của tôi là nghĩ về vàng như một rào chắn chống lạm phát. Có nghĩa rằng nếu trong chính sách nơi lỏng định lượng (QE), Fed in rất nhiều tiền mới nhưng cuối cùng nó quay lại dưới dạng tiền gửi vào Fed, và họ có thể thắt chặt bất kỳ lúc nào lạm phát thực sự xuất hiện theo quy mô lớn hơn, bài học về QE năm 2009 - 2014 cho thấy hàng nghìn tỷ USD mà Fed in ra không tạo nên bao nhiêu lạm phát. Vậy tại sao lần QE này lại phải khác? Trong bối cảnh khi các ngân hàng được tái cấp vốn, nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tiến lên, nhưng bây giờ nó đang hoạt động ở mức vẫn còn kém hơn rất nhiều so với chỉ 5 tháng trước.
Thực tế hơn, chúng ta cần nhìn sâu vào cách Fed tạo ra tiền mới để mua trái phiếu và sự gia tăng mạnh trong chi tiêu chính phủ đang diễn ra trong thế giới thực.
Dưới đây là ba tham số để xem xét:
1. Cung tiền M2 đang tăng, nhưng với một tốc độ chậm hơn.
Sử dụng dữ liệu FRED cho các phần sau, chúng ta có thể thấy những sự gia tăng vào các giai đoạn 4 tuần khác nhau trong cung tiền M2 của Mỹ bắt đầu bởi cuộc khủng hoảng COVID-19:
- 09/03 – 06/04: từ 15.6 đến 16.6 nghìn tỷ USD – tăng 6.6%
- 06/04 – 04/05: từ 16.6 đến 17.4 nghìn tỷ USD – tăng 4.9%
- 16/06 – 13/07: từ 18.1 đến 18.3 nghìn tỷ USD – tăng 1.1%.
Tất nhiên, mức tăng 1.1% của M2 chỉ trong có 4 tuần là không hề nhỏ, nhưng nó thể hiện sự giảm tốc mạnh từ những tháng đầu tiên của khủng hoảng, và ...
2. Vòng quay tiền M2 đang giảm
Sự gia tăng trong cung tiền M2 có thể bị bù trừ nếu như nó được lưu thông ít hơn, chẳng hạn khi mọi người theo một cách nào đấy tích trữ tiền. Đó là những gì đã xảy ra kể từ cuộc Đại suy thoái, vận tốc cung tiền M2 (được biểu thị theo tỷ lệ) vào khoảng 2.0 thời kỳ đó, và sử dụng dữ liệu Quý 1, đã giảm tương đối đều đặn từ năm 2008 xuống còn 1.37.
Trong ghi chú Quý 2 gần đây của hai nhà kinh tế học phe bulls đối với trái phiếu Van Hoisington và Lacy Hunt:
“Chúng tôi kỳ vọng vòng quay tiền sẽ giảm mạnh trong quý thứ hai sau đó tăng trở lại trong nửa cuối năm nhưng không đủ mạnh để bù lại sự giảm tốc độ trong 6 tháng đầu.”
Và thật vậy, mới đấy dữ liệu vận tốc vòng quay tiền M2V cho Quý 2 đã được công bố giảm thê thảm xuống mức 1.1.
Hoisington và Hunt tiếp tục gợi ý rằng mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện tại "có thể dễ dàng khiến giá cả sụt giảm, do đó gây áp lực giảm liên tục lên lạm phát, điều sẽ được phản ánh trong lợi suất giảm của trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn dài."
Đây là một điểm cần phải nghiên cứu, bởi một động lực lớn trong đà tăng giá của vàng và bạc đang diễn ra xuất phát từ quan điểm rằng mặt lãi suất hiện đang..."quá thấp". Tất nhiên, chúng ta đã được nghe câu này kể từ khi chúng giảm vào năm 1982, và lạm phát chỉ bùng lên trong những năm Chiến tranh vùng Vịnh/Afghanistan 2003-2007.
Bằng chứng nào có liên quan đến khả năng giảm phát?
Hiện tại, chúng ta chỉ có thể nhìn vào lạm phát giá tiêu dùng:
3. CPI giảm
Trước khi đi vào các con số, hãy nhớ rằng những dữ liệu dưới đây sẽ được điều chỉnh, và có lẽ quan trọng hơn nữa, trọng số trong lịch sử của các dịch vụ như vận tải hàng không có thể phóng đại sự thay đổi của giá cả thực toàn cầu. Trong mọi trường hợp, chúng ta có sự đối nghịch với gia tăng lạm phát. Đây là các mức CPI-U (Chỉ số giá tiêu dùng của dân cư thành thị) theo tháng, bắt đầu bằng thời điểm đạt đỉnh:
- 259.1 (tháng Hai)
- 258.0 (tháng Ba)
- 255,9 (Tháng Tư)
- 255,8 (tháng Năm)
- 257.2 (tháng Sáu)
Sự thay đổi hàng năm trong CPI tính đến tháng Sáu là 0.7%. Chỉ số lạm phát lõi CPE được tính đến hết tháng Năm cũng có xu hương tương tự, với mức biến động so với cùng kỳ năm ngoái là tăng 1.0%.
Với lạm phát không hề nóng trong bối cảnh suy thoái COVID-19, và với xu hướng suy giảm tiếp diễn của của M2V, quan điểm của tôi đang hướng về việc lạm phát tiếp tục suy giảm sau khi suy thoái kết thúc.
Gom mọi thứ lại với nhau, tôi không tin rằng lạm phát cao cần phải được “hedging” ngay bây giờ nếu hàng rào ở đây là vàng với mức giá trên 2000USD/ounce, ít nhất là sẽ không cần một danh mục phân bổ cao cho vàng.
Kết luận
Tôi sẽ nhiệt tình hơn rất nhiều trong việc long vàng khi nó không xuất hiện dày đặc trên các tiêu đề báo, như trường hợp vào tháng Hai và tháng Ba khi tôi bắt đầu “gom”. Nhưng như đã trình bày ở trên, vàng đã chuyển từ phổ biến nhẹ trong số các bản tin vào hai tháng đầu năm sang rất “hẻo” ngay khi nó đang giảm và trở nên rất hấp dẫn vào tháng Ba (thời điểm tôi bắt đầu mua). Bây giờ nó đã nằm trên các tiêu đề truyền thông chính thống, đạt được sự đồng thuận gần kỷ lục. Đồng thời, giá vàng miếng đang “bay”, và bạc cũng không phải ngoại lệ.
Trong khi đó, những người mua thông thái và nhạy cảm về giá ở Ấn Độ và Trung Quốc đã “lảng tránh” vàng ngay cả ở mức giá 1800 USD/ounce và thấp hơn.
Những điểm trên phù hợp với quan điểm của tôi về các nguyên tắc cơ bản hiện tại: trong khi khủng hoảng COVID-19 có thể đã kết thúc khi mà các vùng đáy của hoạt động kinh tế đã được nhìn thấy và một xu hướng tăng chung có thể đang diễn ra, sự chậm chạp trước đó của Hoa Kỳ và toàn cầu các nền kinh tế, và nhiều thách thức và đa dạng của COVID cả ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu cho thấy giảm phát nợ là rủi ro lớn hơn so với một vòng xoáy giá lương như trong giai đoạn từ năm 1965-80.
Khi nào cần mua thêm?
Vì rõ ràng mức 1,700 USD/ounce hồi tháng Sáu là quá cao với Ấn Độ, tôi sẽ coi vùng giá gần khu vực đó là tiềm năng và hấp dẫn để mua vào. Nếu giá giảm xuống dưới 1,700 và tâm lý đối với vàng và bạc chuyển sang tiêu cực, thì một lần nữa tôi sẽ để mắt quan tâm tới các công ty khai thác.