Liệu “the Great Wall (Street)” của Trung Quốc có trở thành hiện thực?

Liệu “the Great Wall (Street)” của Trung Quốc có trở thành hiện thực?

07:16 13/10/2020

Quan hệ Mỹ - Trung ngày nay rất khác. Một trận chiến đang diễn ra trên nhiều mặt trận giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tài chính, mối quan hệ giữa 2 phe chưa có dấu hiệu đổ vỡ.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa quan hệ Mỹ - Trung, khi hai bên gặp nhau 3 năm về trước, chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đáp lại sức ép của người đồng cấp Mỹ về việc tự do hóa các dịch vụ tài chính bằng một cam kết: “Chúng tôi sẽ không bao giờ đóng cửa. Thậm chí chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng hơn ra các thị trường khác.”

Chắc chắn, Bộ Tài chính Trung Quốc đã tuyên bố cải cách sâu rộng nhằm xóa bỏ giới hạn sở hữu đối với các công ty dịch vụ tài chính nước ngoài hoạt động tại nước này - điều đó khiến Wall Street hứng khởi.

JPMorgan vừa hoàn tất việc mua lại 1 tỷ đô la của một đối tác liên doanh trong lĩnh vực quản lý tài sản giúp họ chiếm toàn quyền kiểm soát China International Fund Management. Ngân hàng cũng đã thiết lập một quy trình để nắm quyền kiểm soát công ty liên doanh về chứng khoán và hợp đồng tương lai. Trong khi đó, Goldman Sachs đã sẵn sàng mua lại công ty chứng khoán liên doanh, một thỏa thuận có thể đưa Goldman trở thành ngân hàng đầu tư đầu tiên thuộc sở hữu nước ngoài được phép hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc.

Nếu năm 2020 là năm mà căng thẳng Trung-Mỹ leo thang giống như cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô những năm 1980, thì đó cũng là năm mà Bắc Kinh - sau 20 năm tự do hóa tài chính - cuối cùng đã mở cửa tới Wall Street.

JPMorganGoldman không phải những ngân hàng duy nhất giành quyền kiểm soát các đối tác liên doanh tại Trung Quốc.

Giống như JPMorgan, vào tháng 3 Morgan Stanley đã nắm phần lớn quyền kiểm soát  một công ty liên doanh về chứng khoán, sau khi nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 49% lên 51%, với kế hoạch tăng tỷ lệ sở hữu lên mức 100%. Tháng trước, Citigroup đã đảm bảo quyền kinh doanh theo quy định để trở thành ngân hàng lưu ký đầu tiên tại của Hoa Kỳ tại Trung Quốc, cho phép ngân hàng này nắm giữ chứng khoán đại diện cho các công ty quản lý quỹ tại Trung Quốc. Trước đó vào tháng 8, BlackRock đã thông qua việc tiến hành hoạt động kinh doanh quỹ tương hỗ của mình tại Trung Quốc và Vanguard sẽ thiết lập một trụ sở tại Thượng Hải.

Câu hỏi lớn đặt ra là: Tại sao? Khi mà những lời lẽ của Mỹ đầy thâm độc, gây thiệt hại cho những doanh nghiệp sản xuất lớn tại Trung Quốc, đe dọa sự tồn tại của những công ty công nghệ khổng lồ của họ, Wall Street lại không bị rơi vào thế bế tắc?

Lợi ích nhóm là câu trả lời. Điều đó phù hợp với các ngân hàng lớn, công ty quản lý tài sản, bảo hiểm. Họ được tiếp cận tự do hơn với một nền kinh với tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, mặc dù trong ngắn hạn, lợi nhuận từ nó khó có thể xác định. Nếu các tổ chức tài chính phương Tây gắn bó hơn với dòng chảy của nền kinh tế Trung Quốc, thì điều đó cũng phù hợp với các chính phủ phương Tây. Bối cảnh pháp lý dễ dự đoán hơn, được củng cố bởi kế hoạch 5 năm của Bắc Kinh, đã trấn an nguồn tiền nước ngoài.

Đối với Bắc Kinh, sự khao khát của ông Tập về một Trung Quốc nghiêng về chủ nghĩa tư bản phương Tây khiến tự do hóa tài chính trở thành một phương tiện hiển nhiên cho mục đích cuối cùng: Các doanh nghiệp tài chính Trung Quốc có thể thu lợi nhiều hơn từ việc tiếp cận với các đối tác phương Tây và nền kinh tế có thể tiếp tục hưởng lợi từ nguồn vốn mà họ mang lại.

Các nhà lập pháp Trung Quốc lo ngại tín dụng giải ngân của các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng nội địa sẽ là nguồn vốn chủ chốt cho tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, một vấn đề nữa cần phải giải quyết đó là mức độ các khoản tiết kiệm tăng mạnh của tầng lớp trung lưu nước này: đang tồn tại sự khác biệt trong tài chính cá nhân giữa hai cách giữ tiền siêu truyền thống là "tiền mặt cất giữ dưới gầm giường" và "đầu cơ bất chấp" vào một mã cổ phiếu duy nhất. Một thị trường bảo hiểm và quỹ hưu trí phát triển hơn cũng là một mục tiêu trong chính sách điều hành. Trên hết, có lẽ Trung Quốc tin rằng có những hợp tác với Wall Street sẽ giúp xoa dịu căng thẳng địa chính trị.

Một số nhìn thấy mối tương quan giữa các cuộc đàn áp chính trị ở Hong Kong và việc các công ty nước ngoài được sử dụng như một đòn bẩy nhằm thúc đẩy tăng trưởng của thành phố Thượng Hải. Cũng hợp lý khi suy đoán rằng Bắc Kinh đang muốn cắt giảm quy mô của một số “tay chơi lớn” trong lĩnh vực tài chính khu vực tư nhân ở Trung Quốc.

Liệu nới lỏng tài chính sẽ kết thúc? Nếu Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng tới, liệu Wall Street có thể gặp phải những rào cản mới do lập trường diều hâu của ông với Bắc Kinh? Nhưng ngay cả khi tổng thống Trump tiếp tục giữ quyền tổng thống, vẫn còn đó những lo lắng, một giám đốc ngân hàng cho biết: “Chúng tôi đoán rằng mình sẽ thức dậy và đọc được được những dòng tweet đại loại như: JPMorgan, Goldman Sachs: HÃY RỜI KHỎI TRUNG QUỐC!”

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ