MUFG Research: Yên Nhật chạm đáy mới vì "cú đấm kép" từ thuế quan Trump và lợi suất trái phiếu Mỹ

MUFG Research: Yên Nhật chạm đáy mới vì "cú đấm kép" từ thuế quan Trump và lợi suất trái phiếu Mỹ

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

15:08 12/02/2025

Nhận định từ Bộ phận Research của Ngân hàng MUFG.

USD/JPY: Rủi ro thuế quan của Mỹ và lợi suất Mỹ cao hơn tạo hỗ trợ

Đồng Yên Nhật tiếp tục suy yếu trong phiên giao dịch châu Á, đẩy tỷ giá USD/JPY lên mức 153.73, cao hơn đáng kể so với đáy 150.93 được ghi nhận vào ngày 7/2. Tỷ giá USD/JPY tăng mạnh trong đêm sau khi vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng - đường SMA 200 ngày tại 152.75. Đà tăng của cặp tiền USD/JPY gần đây có mối tương quan chặt chẽ với sự gia tăng của lợi suất trái phiếu Mỹ. Cụ thể, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng từ mức thấp 4.38% (ngày 7/2) lên 4.55%. Các yếu tố chính thúc đẩy lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trở lại sau đợt giảm vào nửa cuối tháng trước đó là báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 1 tích cực, kế hoạch của Tổng thống Trump về việc tăng thuế thép, nhôm và các biện pháp thuế quan đáp trả khác. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm hiện vẫn thấp hơn 25 điểm cơ bản so với mức đỉnh được thiết lập vào ngày 14/1.

Lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục tăng sau những phát biểu thiên hướng "hawkish" của Chủ tịch Fed Powell tại phiên điều trần trước Quốc hội hôm qua. Ông Powell cho biết chính sách tiền tệ hiện tại đã bớt thắt chặt đáng kể so với trước, trong khi nền kinh tế vẫn đang khá mạnh, nên Fed không cần vội vàng điều chỉnh chính sách. Ông cũng cảnh báo về hai rủi ro: nếu nới lỏng chính sách quá nhanh hoặc quá mạnh có thể làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát lạm phát; ngược lại, nếu nới lỏng quá chậm hoặc quá ít có thể tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động. Fed sẽ tiếp tục theo dõi sát các dữ liệu kinh tế và kế hoạch kinh tế của Tổng thống Trump để quyết định thời điểm cắt giảm lãi suất phù hợp. Nếu kinh tế tiếp tục mạnh và lạm phát chưa về mức 2%, Fed có thể duy trì chính sách thắt chặt lâu hơn. Ngược lại, nếu thị trường lao động yếu đi hoặc lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, Fed sẽ xem xét nới lỏng chính sách. Nhìn chung, Fed có xu hướng giữ lãi suất ổn định trong đầu năm nay, trừ khi có dấu hiệu rõ ràng từ thị trường lao động hoặc lạm phát. Báo cáo việc làm tháng 1 tích cực gần đây củng cố khả năng Fed sẽ giữ lãi suất ít nhất đến giữa năm. Thị trường đang chờ đợi báo cáo CPI tháng 1 công bố hôm nay, dự báo lạm phát cơ bản sẽ tăng 0.3% so với mức 0.2% của tháng 12, chủ yếu do ảnh hưởng từ cháy rừng và yếu tố mùa vụ. Mức tăng này, nếu xảy ra, khó có thể là lý do để Fed cắt giảm lãi suất sớm hơn.

Đồng Yên đang suy yếu những ngày gần đây, một phần do lo ngại về tác động tiêu cực từ chính sách tăng thuế của Tổng thống Trump đối với nền kinh tế Nhật Bản. Hiện Nhật Bản là một trong ba nguồn cung cấp thép lớn nhất cho Mỹ, cùng với Canada và Mexico, với thị phần nhập khẩu đã tăng từ 18.6% năm 2020 lên 20.7% trong năm 2024. Theo Bloomberg, Nhật Bản đã chính thức đề nghị Tổng thống Trump miễn trừ thuế thép và nhôm cho các doanh nghiệp nước này. Sau cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Trump vào cuối tuần trước, Thủ tướng Ishiba tỏ ra lạc quan về khả năng được miễn thuế. Ông cho biết Tổng thống Trump đã ghi nhận vị thế đặc biệt của Nhật Bản - quốc gia đã dẫn đầu về đầu tư vào Mỹ trong 5 năm liên tiếp. Mặc dù chưa thảo luận cụ thể về thuế ô tô, và Thủ tướng Ishiba cũng chưa rõ liệu Nhật Bản có phải đối mặt với các biện pháp "thuế có đi có lại" hay không, Tổng thống Trump đã yêu cầu Nhật Bản giảm thặng dư thương mại với Mỹ - hiện đang ở mức 68.5 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, cả hai bên đều lạc quan về khả năng giải quyết vấn đề này nhanh chóng. Thủ tướng Ishiba đã đề xuất các lĩnh vực tiềm năng để doanh nghiệp Nhật Bản tăng đầu tư vào Mỹ, bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng, thép, AI và ô tô.

USD/JPY VS CHÊNH LỆCH LỢI TRÁI PHIẾU SUẤT DÀI HẠN

Nguồn: Bloomberg, Macrobond & MUFG GMR

FX Street

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ