Ngân hàng Nhật Bản và quyết tâm thay đổi chính sách điều hành
Nguyễn Thu Thủy
Junior Analyst
Việc điều chỉnh chính sách là vô cùng khó khăn, nhưng càng hành động chậm trễ, điều này càng trở nên tồi tệ hơn.
Vào tháng 12, Ngân hàng Nhật Bản đã khiến thị trường ngạc nhiên khi mở rộng biên độ giao dịch đối với trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm từ 25 lên 50 điểm cơ bản. Các nhà đầu tư đã phản ứng bằng cách đẩy lãi suất từ hai đến mười năm lên mức cao nhất kể từ năm 2015, tin rằng việc nới rộng là bước đầu tiên để kết thúc chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, trong khi đó ngân hàng cam kết sẽ mua trái phiếu với số lượng nhiều nhất có thể để kiểm soát chi phí đi vay.
Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã nhanh chóng chỉ ra rằng đó chỉ là một nỗ lực để giúp thị trường vận hành, khác với một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi chính sách sắp tới. Tại sao?
Kiểm soát đường cong lợi suất đã được thực hiện vào năm 2016 để kích thích hoạt động kinh tế và thúc đẩy lạm phát. Tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản hiện đang liên tục vượt quá mức mục tiêu 2%. Trong tháng 11, tỷ lệ lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm tươi sống nhưng bao gồm cả năng lượng) đạt 3.7% - mức cao nhất trong 40 năm. Đã đến lúc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải thật sự can đảm để thay đổi hướng đi.
Dựa trên kinh nghiệm của các ngân hàng trung ương trước đây, điều này sẽ rất tồi tệ với tổn thất của nhà đầu tư và sự gián đoạn thị trường. Càng trì hoãn lâu, hậu quả có thể càng lớn bởi vì tính thanh khoản của một số trái phiếu chính phủ Nhật Bản đã bị hạn chế, hơn nữa sự xáo trộn thị trường có thể lớn hơn và nhanh hơn bình thường trong thời điểm thanh khoản toàn cầu đang giảm. Trong mọi trường hợp, BoJ nên tiếp tục tiến hành một cách quyết tâm.
Cho đến nay, thị trường dường như đã thỏa hiệp. Hợp đồng tương lai JGB cho thấy các nhà đầu tư kỳ vọng biên độ giao dịch 10 năm sẽ mở rộng thêm 50 điểm trong năm nay. Các hợp đồng hoán đổi chỉ số, một thị trường mà BoJ không ảnh hưởng trực tiếp, cho thấy rằng họ đã định giá 24 điểm cơ bản của việc tăng lãi suất. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hiện kiểm soát hơn một nửa số JGB đang lưu hành. Giao dịch của kỳ hạn 10 năm đã giảm. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục gây áp lực lên Ngân hàng Nhật Bản, họ sẽ buộc phải mua tất cả trái phiếu hoặc từ bỏ.
Trong khi đó, mức độ biến động ngụ ý đối với JGBs thời hạn 10 năm trong năm tới cao hơn khoảng ba lần so với một năm trước. Đường cong lợi suất bị gấp khúc với lợi suất 10 năm thấp hơn lợi suất 9 năm và 11 năm.
Điều này có tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại, tạo ra tâm lý ngại cho vay, do đó kìm hãm tăng trưởng.
Khi Kuroda nghỉ hưu vào tháng 4, nội các của Thủ tướng Fumio Kishida cho rằng họ muốn BoJ xem xét lại chính sách. Điều này là một lý do khác để ngân hàng trung ương hành động ngay bây giờ. Một sự thay đổi chính sách sẽ được các thị trường tiếp nhận dễ dàng hơn dưới sự điều hành của một thống đốc dày dặn kinh nghiệm và có uy tín hơn là một người kế nhiệm thiếu kinh nghiệm. Chỉ cần hỏi các thành viên của chính phủ Mexico mới rằng chính phủ đã mở rộng biên độ giao dịch của đồng peso vào năm 1994, gây ra cuộc khủng hoảng Tequila (khủng hoảng tiền tệ Mexico).
Một ý kiến phản đối cho rằng lạm phát của Nhật Bản là không bền vững. Như những nơi khác, sự gia tăng đột biến gần đây được thúc đẩy bởi giá dầu mỏ và lương thực toàn cầu, hay đồng tiền yếu – một hiện tượng được gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Các quan chức tại Ngân hàng Nhật Bản lập luận rằng giảm phát sẽ không kết thúc cho đến khi tiền lương tăng nhanh hơn, mặc dù các cuộc thảo luận về tiền lương của công đoàn năm nay được dự đoán sẽ kéo theo việc tăng lương nhiều hơn để bù đắp cho lạm phát gia tăng. Điều này sẽ tạo ra loại lạm phát do cầu kéo mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mong muốn.
Ngân hàng Nhật Bản nên thắt chặt chính sách hơn nữa trước khi nhiều nền kinh tế phát triển bước vào suy thoái vào cuối năm nay. Các thị trường mạo hiểm thường dẫn đến việc chạy theo chất lượng, điều này được phản ánh bằng đồng yên. Việc thay đổi chính sách khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái sẽ khiến đồng yên tăng giá, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Nhật Bản và làm giảm lạm phát.
Việc dừng kiểm soát đường cong lợi suất dường như không dễ dàng. Từ năm 1942 đến năm 1951, Cục Dự trữ Liên bang hạn chế lãi suất để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh của Hoa Kỳ. Cụ thể là YCC đã thu hút các công ty bằng cách đưa ra các giả định về lãi suất và sự biến động, tuy nhiên điều này đã thất bại khi các hạn chế được dỡ bỏ, dẫn đến việc thua lỗ cho các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu dài hạn và gây ra sự xáo trộn lớn trên thị trường thế chấp. Từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021, Ngân hàng Dự trữ Úc đã triển khai YCC. Khi xem xét lại chính sách của mình, RBA thừa nhận việc giữ nguyên chính sách này sau khi những người tham gia thị trường không còn tin vào nó có nghĩa là "việc rút lui vào cuối năm 2021 là vô trật tự và gây ra một số thiệt hại về uy tín cho Ngân hàng".
Để giảm tình trạng hỗn loạn, BoJ nên làm rõ chức năng phản ứng của mình và tiến hành chậm rãi và chắc chắn, trước tiên hãy mở rộng dải YCC hoặc nhắm đến một thời gian đáo hạn ngắn hơn. Cuối cùng, họ phải tuyên bố rằng họ đang từ bỏ hoàn toàn YCC và thay vào đó là tìm cách giảm thiểu những biến động đột ngột về giá nợ, chẳng hạn như những biến động đã xảy ra trên thị trường trái phiếu chính phủ Anh vào tháng 9.
Tác động của thị trường là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, để tránh đổ vỡ hệ thống, Ngân hàng Nhật Bản phải tiếp tục lộ trình. Đã đến lúc họ phải cùng với mọi ngân hàng trung ương lớn khác kêu gọi chấm dứt chính sách tiền tệ bất thường.
Financial Times