Nhận định CPI tháng 6: Triển vọng lạm phát giảm vẫn còn đó

Nhận định CPI tháng 6: Triển vọng lạm phát giảm vẫn còn đó

Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

13:06 10/07/2024

Dự kiến báo cáo CPI tháng 6 sẽ phù hợp với xu hướng giảm lạm phát.

Theo dự kiến, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 có khả năng tăng nhẹ so với tháng 5. Tuy nhiên, nhìn chung xu hướng giảm vẫn đang diễn ra. Uớc tính chỉ số CPI tổng thể tăng 0.1% trong tháng 6, với việc giá xăng dầu giảm giúp kiềm chế mức tăng tổng thể của giá cả. Chỉ số lõi cũng được dự báo là sẽ phục hồi nhẹ.

Dự kiến CPI lõi sẽ ghi nhận mức tăng ‘cao’ 0.2% (0.24% trước khi làm tròn) sau khi ghi nhận mức tăng hàng tháng nhỏ nhất trong ba năm vào tháng 5 (0.16%). Tuy nhiên, sự phục hồi ở các dịch vụ lõi trừ nhà ở có khả năng thúc đẩy đà tăng, các yếu tố thuận lợi theo mùa và áp lực giá giảm nhẹ trên diện rộng sẽ làm giảm bớt mức độ phục hồi của tháng 6.

Nhìn chung, dự kiến báo cáo CPI tháng 6 sẽ phù hợp với xu hướng giảm lạm phát. Mức tăng 0.24% trong tháng 6 sẽ là một bước giảm đáng chú ý so với tốc độ trung bình hàng tháng 0.35% được ghi nhận trong quý đầu tiên. Nếu đạt được, tỷ lệ CPI lõi hàng năm trong ba tháng sẽ giảm xuống 2.8% từ mức 4.5% trong tháng 3 và 3.3% trong tháng 12.

Mặc dù quá trình cải thiện lạm phát có thể diễn ra chậm so với đà giảm nhanh được ghi nhận trong năm 2022 và 2023, nhiều người vẫn kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục giảm dần trong những tháng tới do áp lực chi phí đầu vào giảm bớt và nhu cầu tiêu dùng yếu hơn khiến việc tăng giá trở nên khó khăn hơn.

Đây vẫn là dấu hiệu tích cực về lạm phát so với quý 1

Tháng trước, báo cáo CPI đã mang lại tin tức tích cực đầu tiên về lạm phát trong năm nay. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giữ ổn định trong tháng 5, đánh dấu tháng đầu tiên giá không tăng kể từ mùa hè năm 2022. Không bao gồm thực phẩm và năng lượng, giá cả tăng 0.16%, đây là mức tăng nhỏ nhất trong gần ba năm và thấp hơn dự báo của các chuyên gia.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm nhẹ cũng được phản ánh qua chỉ số PCE, thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Chỉ số PCE lõi tăng 0.08% trong tháng, chỉ bằng một nửa mục tiêu 2% của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) khi được đo trên cơ sở hàng năm.

Dữ liệu lạm phát yếu của tháng 5 tạo ra một khoảng trống để các báo cáo lạm phát trong vài tháng tới có thể nhích lên một chút mà vẫn mang lại cho FOMC "sự tự tin lớn hơn" mà họ mong muốn, đó là lạm phát đang trên đà quay trở lại mức 2% một cách bền vững. Khoảng trống này có thể hữu ích sau dữ liệu lạm phát của tháng 6 để duy trì khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Dự kiến chỉ số CPI lõi sẽ tăng nhẹ trên cơ sở chưa được làm tròn (0.24%), mặc dù điều này vẫn đánh dấu một bước giảm so với mức trung bình 0.35% được ghi nhận trong bốn tháng đầu năm. Xu hướng giảm của lạm phát lõi sẽ được thể hiện rõ ràng qua tỷ lệ CPI lõi được tính theo niên độ ba tháng, giảm từ 4.5% vào tháng 3 và 3.3% vào tháng 12 xuống còn 2.8%, nhưng tỷ lệ theo năm có thể tăng nhẹ (Biểu đồ 1).

Chỉ số CPI tổng thể dự kiến cũng cho thấy mặc dù giá cả tăng nhẹ trong tháng 6, nhưng nhìn chung xu hướng lạm phát đang dần dịu bớt. Ước tính chỉ số tổng thể tăng 0.1%, điều này sẽ đẩy tỷ lệ theo năm trở lại mức 3.1%. Xăng dầu dự kiến sẽ dẫn đến một đợt giảm giá đáng kể khác đối với giá hàng hóa năng lượng (theo ước tính là 3.6% theo cơ sở điều chỉnh theo mùa).

Tuy nhiên, do giá dầu và xăng bắt đầu tăng trở lại vào những ngày đầu tháng 7, hiệu ứng giảm giá này có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Trong khi đó, sau khi giảm trong hai tháng liên tiếp, chi phí dịch vụ năng lượng có khả năng tăng trở lại sau cú nhảy vọt của giá khí tự nhiên vào tháng 5.

Người tiêu dùng ít nhất đã có thêm chút khoảng trống chi tiêu tại các cửa hàng tạp hóa. Ước tính giá thực phẩm tại nhà giữ nguyên hoặc giảm nhẹ trong tháng trước do các hoạt động khuyến mãi gia tăng và một vài nhà bán lẻ lớn gần đây thông báo giảm giá, điều này có thể gây áp lực lên giá cả của các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp giá thực phẩm chỉ tăng 1.0% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức đỉnh gần đây là 13.5% đạt được vào mùa hè năm 2022 (Biểu đồ 2).

Tăng trưởng giá thực phẩm ăn ngoài cũng sẽ giảm bớt do chi phí lao động và doanh số bán hàng điều chỉnh theo lạm phát đã suy yếu trong những tháng gần đây.

Chỉ số CPI lõi giảm bất ngờ trong tháng 5 khiến gia tăng kỳ vọng về một sự điều chỉnh nhẹ trong mức tăng của tháng 6. Tuy nhiên, mức độ phục hồi này dự kiến sẽ được giảm bớt bởi áp lực giá giảm nhẹ nói chung và các yếu tố theo mùa thuận lợi. Cụ thể, dự kiến mức đọc chỉ số CPI lõi tháng 6 cao hơn ở mức 0.24% do lĩnh vực dịch vụ trừ nhà ở (Biểu đồ 3) dẫn đầu, với “siêu lõi” CPI tăng 0.4% sau khi giữ ổn định trong tháng 5. Nguyên nhân dẫn đến sự phục hồi này có thể là do bảo hiểm xe cơ giới tăng trở lại sau khi giảm mạnh vào tháng trước.

Mặc dù lợi nhuận được cải thiện của các hãng bảo hiểm xe hơi cho thấy lạm phát bảo hiểm xe cơ giới đang giảm so với mức tăng chóng mặt vào năm ngoái, nhưng sự sụt giảm đột ngột của tháng trước có thể đã phóng đại mức độ giảm tốc này (Biểu đồ 4). Giá nhiên liệu ổn định hơn cũng cho thấy giá cả trong lĩnh vực giao thông công cộng biến động (chủ yếu là vé máy bay) sẽ ít thay đổi trong tháng 6 sau khi giảm 3.1% vào tháng 5. Giá cả cho các dịch vụ giải trí và cá nhân cũng có vẻ sẽ phục hồi sau khi giảm trong tháng 5.

Mặc dù "siêu lõi" CPI có dấu hiệu phục hồi, nhưng xu hướng giảm giá đối với nhà ở chính vẫn tiếp diễn. Điều này được dự báo sẽ dẫn đến sự giảm nhẹ hơn nữa trong tỷ lệ thuê nhà theo tháng và mức tăng thuê nhà tương đương của chủ sở hữu trong tháng 6. Đồng thời, dự kiến hàng hóa cơ bản sẽ giảm mạnh hơn trong tháng 6 (-0.2% sau khi không thay đổi trong tháng 5). Giá xe cộ vẫn chịu áp lực giảm do nguồn cung được cải thiện và chi phí vay vốn tăng cao.

Trong khi đó, sự tăng giá thuốc theo toa và các sản phẩm thuốc lá đã hỗ trợ các mặt hàng cơ bản khác trong tháng 5 thì khó có thể tiếp diễn trong tháng 6.

Biến động giá theo mùa cũng có thể giúp kiềm chế lạm phát lõi tăng vọt trở lại trong tháng 6. Trong 5 năm qua, tháng 6 chỉ xếp sau tháng 1 và tháng 2 về mức tăng giá trung bình hàng tháng theo cách tính toán không điều chỉnh theo mùa, do đó yếu tố mùa vụ của tháng 6 thường được "dự đoán" sẽ có mức tăng tương đối lớn.

Tuy nhiên, trước đại dịch COVID, giá cốt lõi trong tháng 6 thường tăng ít hơn mức trung bình cả năm. Nếu các doanh nghiệp không còn tăng giá đáng kể vào giữa năm khi những biến động về giá cả thời kỳ đại dịch giảm bớt, thì xu hướng giảm lạm phát có thể được khuếch đại bởi yếu tố mùa vụ của tháng 6.

Triển vọng giảm lạm phát vẫn còn

Dự kiến lạm phát sẽ tiếp tục giảm dần trong nửa cuối năm nay và kéo dài đến năm 2025 do áp lực giá nhìn chung đang giảm bớt. Trong khi đó, chuỗi cung ứng có thể sẽ cải thiện hơn một chút trong thời gian tới, nhưng nhu cầu tiêu dùng giảm bớt có khả năng sẽ kìm hãm giá hàng hóa. Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến giá cả cũng có thể hạn chế mức tăng giá trong lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng chậm lại của chi phí đầu vào, bao gồm cả nhân công, cũng đang giảm bớt nhu cầu tăng giá (Biểu đồ 5 & 6).

Tuy nhiên, sự cải thiện bổ sung có thể vẫn diễn ra chậm hơn so với mức lạm phát giảm nhanh chóng xảy ra trong năm 2022 và 2023. Chỉ số CPI tổng thể theo năm (year-over-year) khó có thể giảm đáng kể xuống dưới dưới mức đáy của 12 tháng qua trong phạm vi 3.0-3.7% do giá năng lượng ổn định hơn, mặc dù chỉ số CPI lõi sẽ tiếp tục giảm do giá thuê thị trường chậm lại càng tác động mạnh hơn đến giá nhà ở và giá hàng hóa phi thực phẩm và năng lượng giảm hơn nữa.

Chỉ số chi tiêu cá nhân cơ bản có thể cho thấy mức cải thiện ít hơn theo năm do tỷ trọng của giá nhà ở thấp hơn và việc so sánh với mức giá cơ sở khó khăn sau khi giá cả giảm mạnh trong nửa cuối năm ngoái. Tuy nhiên, khi được đo trên cơ sở hàng năm, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ có thể thấy rõ hơn rằng lạm phát đang tiến gần hơn đến mục tiêu của họ (Biểu đồ 7).

Wells Fargo Securities

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ