Nỗi lo về lạm phát hoàn toàn có thể manh nha trở lại trong thời gian tới!

Nỗi lo về lạm phát hoàn toàn có thể manh nha trở lại trong thời gian tới!

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

17:12 19/11/2020

Kinh tế toàn cầu đang bắt đầu bước chuyển mình tương tự như đã diễn ra vào thời điểm 4 thập kỷ trước

Liệu chúng ta sắp sửa bước vào một kỷ nguyên mới với mức lạm phát tăng cao bất thường thay vì duy trì ở mức thấp như đã quen thuộc trong vài thập kỷ trở lại đây? Nhhiều người có lẽ sẽ không đồng tình với quan điểm này. Tuy vậy đây chính là quan điểm được đề cập trong cuốn sách "Cuộc đại dịch chuyển của nhân khẩu học" được viết bởi Charles Goodhart - một nhà nghiên cứu đáng kính, và Manoj Pradhan - người từng làm việc tại Morgan Stanley. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nhấn mạnh rằng hệ quả của chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa quá mức hiện tại sẽ khiến lạm phát gia tăng nhanh chóng lên trên mức 5% hoặc thậm chí lên tới 10% vào năm 2021. Nguyên nhân chính được đưa ra đó chính là xu hướng già hóa của dân số sẽ làm suy giảm lực lượng lao động toàn cầu và gia tăng áp lực lên tỷ lệ lạm phát.

Tác động của quá trình toàn cầu hóa

Quay trở lại thời điểm cách đây khoảng 4 thập kỷ, vào giữa những năm 1980 và 1990, Trung Quốc, Liên Xô cũ và các quốc gia đang phát triển khác dần mở cửa với phần còn lại của thế giới. Quá trình trên chính là tiền đề cho sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với sự tham gia của Trung Quốc vào năm 2001. Kể từ đây, quá trình hợp nhất của kinh tế toàn cầu bắt đầu tăng tốc, không chỉ trong thương mại mà còn là hoạt động đầu tư vốn trực tiếp từ các nền kinh tế phát triển ra toàn cầu. Nguồn cung lực lượng lao động cho hoạt động sản xuất toàn cầu cũng có sự gia tăng đáng kể. Tại các nước phát triển, mặc dù tỷ lệ sinh đẻ có xu hướng giảm dần tuy nhiên nguồn cung lao động vẫn được đảm bảo nhờ tỷ trọng lớn của dân số trẻ và sự tham gia ngày càng nhiều của phụ nữ vào lực lượng lao động. Good Hart và Pradhan cho rằng tổng hòa các yếu tố trên đã khiến cho những người lao động tại các nước phát triển bị thất thế so với giới làm chủ, gia tăng lợi nhuận cho các công ty, nới rộng khoảng cách bất bình đẳng trong nước, thu hẹp mức chênh lệch giữa các quốc gia, giảm bớt áp lực lạm phát và mặt bằng lãi suất thực. Quy mô nợ trên toàn cầu cũng có xu hướng gia tăng mạnh trong giai đoạn trên.

Xu hướng già hóa của dân số toàn cầu đang diễn ra một cách rõ rệt

Kinh tế thế giới đứng trước những thách thức lớn

Ở thời điểm hiện tại, với sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng Covid-19, 2 tác giả cho rằng xu hướng trên sắp sửa bị đảo ngược hoàn toàn. Quá trình toàn cầu hóa đang gặp phải thử thách, sự già hóa dân số gây áp lực lên tăng trưởng quy mô lực lượng lao động và làm trầm trọng thêm những vấn đề tài khóa. Số lượng người tiêu dùng tăng lên tương đối so với người tham gia sản xuất đồng nghĩa với việc áp lực đối với lạm phát sẽ gia tăng. Ngoài ra, nguồn cung lao động giảm sút đồng nghĩa với tiền lương sẽ có xu hướng tăng lên và tác động cùng chiều tới lạm phát.

Tốc độ tăng quy mô dân số trong độ tuổi lao động đã chững lại tại các nước phát triển và thậm chí cả Trung Quốc

Nếu xảy ra, những dịch chuyển trên có thể sẽ đưa chính sách tài khóa và tiền tệ rơi vào trạng thái tiến thoái lưỡng nan khi bảng cân đối của chính phủ và các doanh nghiệp ngày càng phình to. Một loạt những câu hỏi hóc búa sẽ được đặt ra: Nếu lạm phát tăng mạnh trở lại, liệu các NHTW có nhanh chóng thắt chặt chính sách tiền tệ? Các quốc gia liệu sẽ phải đối mặt với làn sóng vỡ nợ do lãi suất tăng cao? Và nếu vậy thì các NHTW sẽ tiếp tục in thêm tiền hay sẽ cho phép chính phủ vỡ nợ? Nói tóm lại, liệu kinh tế toàn cầu có đang trở lại bối cảnh như những năm 1970, nhưng trong một tình thế hiểm nghèo hơn?

Các tác giả hoàn toàn chính xác khi chỉ ra rằng kinh tế thế giới đang đứng trước một bước chuyển mình lớn, mà trong đó quá trình già hóa dân số và suy yếu của toàn cầu hóa chính là những thách thức đáng chú ý nhất. Và điều quan trọng hơn đó là Trung Quốc lần này cũng không hề đứng ngoài xu thế trên. Do vậy, rõ ràng là có lý do để phải lo lắng về sự biến đổi của nền kinh tế toàn cầu trong thời gian tới.

Quá trình già hóa dân số cũng đang diễn ra tại Trung Quốc  

Tuy vậy, cũng cần nhớ rằng chúng ta có rất ít dữ liệu để dự đoán những dịch chuyển trên có ảnh hưởng thế nào tới kinh tế thực. Liệu có bao nhiêu người trong chúng ta đã dự đoán rằng sự dịch chuyển vài thập kỷ trước sẽ dẫn tới bối cảnh hiện tại với quy mô tiết kiệm dư thừa, lãi suất thực thấp, chính sách tiền tệ siêu nới lỏng và mối lo vỡ nợ đang lơ lửng? Phần lớn có lẽ đã cho rằng sự bùng nổ của kinh tế Trung Quốc sẽ làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và giúp nâng mặt bằng lãi suất thực.

Lợi suất thực của Anh đã giảm mạnh trong vài thập kỷ trở lại đây trong khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng ổn định

Tương tự với đó, có thể rằng nhu cầu tiết kiệm sẽ giảm nhanh hơn so với đầu tư, khiến cho quy mô tiết kiệm sẽ chuyển từ dư thừa thành thiếu hụt và nâng mặt bằng lãi suất thực tăng lên. Tuy nhiên ranh giới giữa nhu cầu tiết kiệm và đầu tư là rất mong manh. Rất có thể rằng với việc tăng trưởng kinh tế chậm chạp và chi phí công cụ lao động tiếp tục giảm một cách tương đối, lợi nhuận giữ lại của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục vượt trội hơn so với đầu tư tại các nước phát triển cũng như Trung Quốc. Nếu như vậy, nhu cầu đầu tư và lãi suất thực sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp, và được củng cố bởi khối lượng nợ khổng lồ của khu vực tư nhân tại các quốc gia này.

Gánh nặng nợ của các quốc gia phát triển duy trì ở mức cao

Dù vậy, vẫn chưa rõ rằng quá trình toàn cầu hóa có phải là yếu tố dẫn dắt chính của những thay đổi trên thị trường lao động toàn cầu. Đó chỉ là một trong những yếu tố cần thiết bên cạnh sự tiến bộ của công nghệ, sự thay đổi của mô hình quản trị doanh nghiệp, vai trò ngày càng lớn của tài chính hay sự vươn lên của chủ nghĩa độc quyền.

Hoàn toàn có căn cứ để đưa ra những dự đoán trên. Tuy nhiên cũng cần phải cẩn thận khi dựa vào những dữ kiện hiện tại để dự đoán tương lai. Vào năm 1965, có rất ít người có thể tưởng tượng rằng chủ nghĩa Keynes sẽ sớm kết thúc. Điều tương tự có thể sẽ diễn ra đối với kỷ nguyên lạm phát thấp hiện tại. Những dịch chuyển lớn đang vận hành xung quanh chúng ta, và điều cần làm lúc này đó là sẵn sàng với những điều bất ngờ so với những gì đã xảy ra trong quá khứ. 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ