GBP/USD kết thúc tuần với mợt đợt pha giảm mạnh, chịu áp lực bởi dữ liệu kinh tế không mấy khả quan của Anh. Trong phiên giao dịch Mỹ, GBP/USD đã giảm 1.44% trong ngày và giảm 1.68% trong năm phiên qua, giao dịch ở mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2020.
Anh công bố nhiều báo cáo trong phiên thứ Sáu. Doanh số bán lẻ, PMI sản xuất và dịch vụ đều giảm một cách bất ngờ, dấu hiệu cho thấy nền kinh tế bắt đầu hụt hơi do áp lực lạm phát gia tăng.
Tốc độ tăng trưởng chậm lại sẽ khiến Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có thể không quyết liệt như các ngân hàng trung ương khác trong cuộc chiến chống lạm phát. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể chỉ thấy mức tăng lãi suất vừa phải trong những tháng tới, chứ không phải tăng lãi suất cao như các NHTW khác muốn làm.
Việc định giá lại chính sách của Fed đã đẩy lợi suất kỳ hạn 2 năm của Mỹ tăng 128 bps lên 2.72% kể từ tháng 3. Lợi suất trái phiếu Anh kỳ hạn 2 năm cũng tăng 66 bps lên 1.70%, nhưng đà tăng chững lại khiến chênh lệch lãi suất Mỹ/Anh tăng.
Khả năng cao tăng trưởng kinh tế Anh sẽ suy yếu trong quý II và kỳ vọng thấp hơn về việc BoE thắt chặt sẽ có thể khiến GBP/USD sụt giảm.
Một rủi ro khác có thể đạp bảng Anh trong thời gian tới là tâm lý. Cổ phiếu lao dốc khiến tâm lý thị trường đang cực kỳ bị quan, kích cầu tài sản trú ẩn như USD, vàng, giảm sức hút của GBP
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT GBP/USD
GBP/USD đã xác nhận phá qua hỗ trợ 1.3000/1.2980 và giờ đang tiến gần đáy tháng 3/2020 tại 1.2830. Đây là mốc quan trọng trong những ngày tới, xác nhận phá qua mốc này thì 1.2670 sẽ là mục tiêu tiếp theo của phe gấu.
1.2980 - 1.300 sẽ là kháng cự nếu cặp tiền hồi phục, sau đó là 1.3055 và 1.3200. Tuy nhiên, viễn cảnh tăng có vẻ hơi xa vời vào thời điểm này khi phe gấu đã gần như đã chiếm ưu thế cùng một loạt các yếu tố cơ bản kém khả quan.