Quả bom nợ đe dọa kinh tế Mỹ

Quả bom nợ đe dọa kinh tế Mỹ

Linh Đặng

Linh Đặng

Investment Analyst

09:56 29/08/2020

Giống như trong Thế chiến thứ hai, Mỹ đang vay nợ chồng chất để đương đầu cuộc khủng hoảng toàn xã hội, đặt ra câu hỏi liệu ai sẽ là người phải trả khoản nợ này trong tương lai. Nhưng không giống như thời hậu chiến, các điều kiện cơ bản để phục hồi kinh tế ngày nay kém thuận lợi hơn, đặt gánh nặng lên các chính sách hoạch định khôn ngoan.

San Diego, Hoa Kỳ ngày nay trông “ốm yếu” và “chết chóc” hơn. Để ngăn ngừa ngừa và giảm thiểu tổn thất do đại dịch gây ra, Cục Dự trữ Liên bang và Quốc hội Hoa Kỳ đã chi các khoản kích thích đáng kinh ngạc do lo ngại nền kinh tế sẽ lao xuống mức đại khủng hoảng vào những năm 1930. Thâm hụt ngân sách liên bang năm 2020 sẽ vào khoảng 18% GDP và Tỷ lệ nợ/GDP sẽ sớm vượt qua mốc 100%. Những con số như vậy đã không xuất hiện kể từ khi Harry Truman gửi máy bay ném bom nguyên tử B-29 đến Nhật Bản để kết thúc Thế chiến II.

Giả sử rằng Mỹ cuối cùng cũng kiểm soát đại dịch Covid-19 và dịch bệnh không trở thành “Kẻ hủy diệt” đất nước và kinh tế, thì nước này sẽ làm thế nào để tránh được “cú rơi tài khóa” (Fiscal cliff) và “Phá sản quốc gia” đang hiện hữu? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta nên chiêm nghiệm những bài học từ Thế chiến II: mặc dù nợ tăng lên tới 119% GDP, nhưng Mỹ vẫn không phá sản. Sau đó, tỷ lệ nợ đã giảm xuống chỉ còn hơn 40% vào thời kỳ Chiến tranh Việt Nam những năm 1960.

Thế chiến II được tài trợ bởi khoảng 40% thuế và 60% nợ. Những chủ nợ đã nhận được lợi nhuận không đáng kể với việc Fed giữ lợi suất Trái phiếu kho bạc một năm ở mức khoảng 0.375% - so với mức 2-4% phổ biến trong thời bình. Trong khi đó, trái phiếu kỳ hạn 10 năm mặc dù chỉ mang lại lợi nhuận 2%, nhưng có vẻ vẫn khá hấp dẫn hiện nay.

Hầu hết trái phiếu quốc gia của Mỹ có giá trị danh nghĩa từ $25 trở xuống, chủ yếu được mua bởi công dân ý thức rõ nghĩa vụ yêu nước. Các nhân viên của Fed cũng tham gia vào hành động này, tổ chức các cuộc thi để xem văn phòng nào có thể mua nhiều trái phiếu hơn. Vào tháng 4/1943, các nhân viên Fed ở New York đã nhanh gọn sở hữu $87,000 giấy tờ có giá. Với khoản tiền này, Quân đội có thể mua một khẩu lựu pháo 105 mm và một máy bay chiến đấu Mustang.

Bên cạnh những lý do yêu nước, nhiều người dân Mỹ mua trái phiếu kho bạc vì thiếu các lựa chọn. Luật liên bang đã ngăn các ngân hàng chào lãi suất cao cho người gửi tiết kiệm đến tận khi bãi bỏ quy định vào những năm 1980. Hơn nữa, ý tưởng đổi Đô la Mỹ lấy tài sản nước ngoài có lợi suất cao hơn có vẻ khá ngớ ngẩn, bởi khi làm như vậy, FBI của J. Edgar Hoover có thể sẽ đến cửa nhà bạn.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ cũng mở cửa cho các nhà đầu tư (Chỉ số Công nghiệp Dow Jones chỉ thực sự tăng sau năm 1942), hoa hồng của các nhà môi giới khá cao và chỉ khoảng 2% gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu. Đầu tư vào thị trường chứng khoán dường như phù hợp với những người đã quên vụ Đại sụp đổ trên thị trường chứng khoán năm 1929. Mặc dù vậy, phần lớn các hộ gia đình Mỹ ngày nay đều đang sở hữu cổ phiếu.

Trong mọi trường hợp, tiết kiệm của các hộ gia đình Mỹ trong Thế chiến II tăng lên - và phần lớn là trái phiếu. Vậy món nợ chiến tranh khổng lồ này đã được giải quyết như thế nào?

Thứ nhất, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh. Từ cuối những năm 1940 đến cuối những năm 1950, tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 3.75%, mang lại nguồn thu khổng lồ cho Kho bạc. Hơn nữa, các nhà sản xuất Mỹ phải chỉ phải đối diện với rất ít đối thủ cạnh tranh quốc tế. Các nhà máy Anh, Đức và Nhật Bản đều đổ nát trong chiến tranh và các xưởng đúc thô sơ của Trung Quốc còn một khoảng cách xa mới có thể sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng.

Thứ hai, lạm phát tăng mạnh sau chiến tranh khi chính phủ tăng cường kiểm soát giá cả. Từ tháng 3/1946 đến tháng 3/1947, giá cả đã tăng 20% ​​khi chúng phản ánh đúng chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, do trái phiếu chính phủ thanh toán ít hơn rất nhiều so với mức tăng giá 76% từ năm 1941 đến năm 1951, nghĩa vụ nợ của chính phủ giảm mạnh về mặt thực tế.

Thứ ba, Mỹ được hưởng lợi từ việc lãi suất đi vay được “cố định không đổi” trong một thời gian dài. Kỳ hạn nợ trung bình vào năm 1947 là hơn mười năm, tức là khoảng gấp đôi so với trung bình ngày nay. Do ba yếu tố này, nợ của Hoa Kỳ đã giảm xuống còn khoảng 50% GDP vào cuối nhiệm kỳ của Dwight Eisenhower năm 1961.

Vậy bài học cho ngày nay là gì? Bộ Tài chính Hoa Kỳ nên cho những đứa trẻ (hoặc chưa sinh ra) có thời gian bằng cách phát hành trái phiếu kỳ hạn 50 và 100 năm, đồng thời luôn giữ mức lãi suất thấp.

Đối với những người phản đối rằng chính phủ thậm chí còn không thể tồn tại trong 50 hoặc 100 năm nữa, nên lưu ý rằng nhiều công ty đã đấu thầu thành công trái phiếu dài hạn loại này. Khi Disney phát hành trái phiếu 100 năm "Người đẹp ngủ trong rừng" vào năm 1993, thị trường đã săn đón chúng. Norfolk Southern được đón nhận tương tự khi phát hành trái phiếu kỳ hạn 100 năm vào năm 2010. Coca-Cola, IBM, Ford và hàng chục công ty khác đã phát hành khoản nợ 100 năm.

Bất chấp thực tế là nhiều cơ sở học tập đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Đại học Pennsylvania, Đại học Bang Ohio và Đại học Yale cũng đã phát hành trái phiếu 100 năm. Và vào năm 2010, người mua thậm chí đã nắm giữ trái phiếu 100 năm của Mexico, bất chấp lịch sử mất giá kéo dài từ năm 1827. Gần đây hơn, Ireland, Áo và Bỉ đều phát hành trái phiếu 100 năm.

Trong trường hợp kỳ hạn dài hơn vẫn không đủ để giải quyết vấn đề nợ; Mỹ cũng cần cải cách các chương trình hưu trí của mình. Nhưng đó sẽ là một cuộc thảo luận khác trong tương lai.

Cuối cùng, kinh nghiệm với lạm phát sau chiến tranh như nào? Mỹ có nên cố gắng tăng lạm phát "lên trời" để giảm khoản nợ không? Tôi không đồng ý với lời khuyên này. Người dân không còn bị giới hạn kênh đầu tư như những năm 1940 nữa. “Đội tự kiểm trái phiếu” sẽ phát hiện ra kế hoạch phá giá, khiến lãi suất cao hơn và hạ thấp giá trị của đồng đô la (và sức mua của người Mỹ). Bất kỳ nỗ lực thổi phồng khoản nợ (inflate away the debt – tăng lạm phát nhằm giảm giá trị đồng tiền) cũng sẽ dẫn đến sự bùng nổ nắm giữ và tích trữ vàng cũng như tiền điện tử.

Không giống như các chiến dịch quân sự, cuộc chiến chống lại Covid-19 sẽ không kết thúc bằng một cuộc không kích ném bom, một hiệp ước hoặc các lễ kỷ niệm tại Quảng trường Thời đại. Thay vào đó, hình ảnh mà chúng ta nên ghi nhớ là một quả bom vay nợ hẹn giờ nổ chậm. Chúng ta có thể xoa dịu nó, nhưng chỉ khi chúng ta có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại sự trì trệ và thiếu sáng suốt của chính sách. Cuộc chiến này sẽ không kết thúc bằng một vụ nổ, nhưng nó rất có thể kết thúc bằng sự phá sản.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ