Sau khi tuyên bố rằng "Nước Mỹ đã trở lại" và đi ngược lại hầu hết mọi giá trị mà Donald Trump đại diện, chính quyền Biden được kỳ vọng quay lại phong cách lãnh đạo thế giới trong trật tự quốc tế đa phương. Tuy nhiên, trong chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc, họ đang hành xử hoàn toàn theo phong cách của Trump.
Trong khi nhiều con mắt sẽ đổ dồn vào thị trường chứng khoán Trung Quốc khi đại lục mở cửa trở lại sau 5 ngày tạm nghỉ, các trader ở Úc sẽ tập trung nhiều hơn vào giá hợp đồng tương lai quặng sắt Đại Liên.
Trong lúc cuộc khủng hoảng nợ Evergrande chưa được “tháo ngòi”, lại xuất hiện thêm những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường bất động sản Trung Quốc...
Nền kinh tế số hai thế giới đang đối mặt tình trạng thiếu điện do nhiều yếu tố, từ lực cầu tăng mạnh, thời tiết cực đoan cho đến nỗ lực cắt giảm phát thải.
Người dân ở Trung Quốc phải ăn sáng dưới ánh đèn flash của điện thoại, còn các chủ cửa hàng phải liên tục sử dụng máy phát trong bối cảnh chính phủ tìm cách giải quyết tình trạng thiếu điện ở một số khu vực.
Tuần trước, Trung Quốc đã gây "náo loạn" thị trường tài chính thế giới khi thông báo rằng tất cả các giao dịch liên quan tới tiền điện tử bị coi là bất hợp pháp. Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát và hạn chế giao dịch và khai thác tiền điện tử từ năm 2013.
Theo Goldman Sachs, tổng nợ từ các công ty tài chính của chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã lên tới 53.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương 8.200 tỷ USD.
Sự lo lắng về tăng trưởng của Trung Quốc có thể tăng cao hơn nữa, gây ra những khó khăn hơn nữa đối với các tài sản rủi ro. Bloomberg Economics đã cắt giảm dự báo của họ đối với PMI sản xuất chính thức của ngày thứ Năm xuống 49.7 - so với mức đồng thuận là 50.0 - do tác động của tình trạng thiếu năng lượng. Đây sẽ là lần thu hẹp đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2020.
Ngoài việc cho thế giới thấy một nền kinh tế mang tính tập trung cao như Trung Quốc vẫn có thể có những tật xấu của kinh tế tư bản, Evergrande còn phô ra những xung đột lợi ích bên trong nước này.
Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc hiện trở thành cú sốc mới cho chuỗi cung ứng toàn cầu khi các nhà máy ở đất nước xuất khẩu mạnh nhất trên thế giới bị buộc phải hạn chế sản lượng để tiết kiệm năng lượng.
Trung Quốc hoàn toàn có đủ nguồn lực cũng như các công cụ chính sách để có thể ngăn cản vụ việc của công ty phát triển bất động sản Evergrande châm ngòi một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Masatsugu Asakawa, chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á, cho biết.