Khủng hoảng năng lượng tại châu Á: Trung Quốc không còn đơn độc

Khủng hoảng năng lượng tại châu Á: Trung Quốc không còn đơn độc

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

14:11 12/10/2021

Trung Quốc không còn là nền kinh tế lớn duy nhất tại châu Á đối mặt với khủng hoảng năng lượng, khi Ấn Độ cũng đang trong thế ngàn cân treo sợi tóc.

Một nhà máy nhiệt điện than tại Ấn Độ
Một nhà máy nhiệt điện than tại Ấn Độ

Trữ than tại các nhà máy nhiệt điện tại Ấn Độ đang ở mức đáng báo động khi kinh tế đang hồi phục và khiến nhu cầu điện tăng mạnh.

Than chiếm 70% sản lượng điện của Ấn Độ. 

Một cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế vừa bước vào đà hồi phục của Ấn Độ, với đầu tàu tăng trưởng là công nghiệp thay vì dịch vụ, theo Kunal Kundu, chuyên gia kinh tế Ấn Độ tại Societe Generale.

Dữ liệu từ chính phủ cho thấy tính đến ngày 6/10, 80% trong số 135 nhà máy nhiệt điện than tại Ấn Độ chỉ còn đủ trữ than cho 8 ngày, hơn một nửa chỉ còn đủ cho hai ngày.

Trong bốn năm gần đây, trữ than trung bình của các nhà máy điện lên tới 1 ngày, theo Hetal Gandhi, giám đốc bộ phận nghiên cứu của CRISIL, một nhánh của S&P Global.

“Trữ than có thể tăng lên 8-10 ngày vào tháng Mười Hai, nhưng sẽ không thể về được mức 18 ngày, cho tới hết quý I năm sau.”

Doanh nghiệp than nhà nước Coal India, chiếm tới 80% sản lượng than của nước này, nói rằng sẽ tăng nguồn cung để giải quyết tình trạng thiếu than của các nhà máy điện.

Tại sao điều này xảy ra?

Sự kết hợp giữa yếu tố cung và nhập khẩu than giảm đã dẫn tới khủng hoảng hiện tại.

Ấn Độ ghi nhận nhu cầu điện tăng mạnh từ tháng Tư đến tháng Tám, khi kinh tế bắt đầu hồi phục sau làn sóng Covid thứ hai.

Và kinh tế Ấn Độ hồi phục nhanh hơn nhiều người nghĩ, theo Gandhi.

Các công ty nhiệt điện đang thiếu than, và đã bị bất ngờ trước sự ra tăng của nhu cầu điện trong năm nay.

Các nguồn điện khác như thủy điện, điện khí tự nhiên và điện hạt nhân cũng đều giảm.

Gandhi cho rằng gió mùa bất ổn là một yếu tố. Lượng mưa ít tại một số địa điểm đã ảnh hưởng tiêu cực tới thủy điện.

Một số yếu tố khác có thể kể đến như giá khí đốt tăng mạnh, cùng với việc các nhà máy điện hạt nhân bảo trì, dẫn tới nhu cầu điện than tăng mạnh.

Các vấn đề liên quan đến logistic trong thời điểm gió mùa cũng ảnh hưởng lớn tới nguồn cung than, dù trữ than tại Coal India không hề thiếu, theo Sandeep Kalia, chuyên gia phân tích cao cấp tại Wood Mackenzie.

Tại sao Ấn Độ lại thiếu than?

Ấn Độ là nước nhập khẩu nhiều than thứ ba thế giới dù có trữ than không hề nhỏ. Tuy nhiên, sự chênh lệch lớn giữa giá than quốc tế và giá than nội địa khiến nhập khẩu giảm mạnh vài tháng gần đây.

Và khi cung giảm, cầu tăng.

Nhập khẩu than giảm 45% trong tháng Bảy và tháng Tám so với cùng kỳ năm ngoái trong khi các mảng không sản xuất điện tại Ấn Độ lại ngày càng cần than. Các ngành công nghiệp sản xuất nhôm, thép, xi măng và giấy đều cần than để xử lý nhiệt.

Sự sụt giảm sản lượng tại các nhà máy điện ven biển, vốn cần đến than nhập khẩu, đã tăng thêm sức ép lên các nhà máy điện dùng than nội địa.

Ngoài ra, nhập khẩu than cũng đang bị bóp nghẹt bởi gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch và các vấn đề logistic, theo bà Gandhi. Chi phí vận chuyển đang leo thang do nhu cầu vận chuyển tăng và tắc nghẽn tại các cảng.

Chất lượng than nội địa Ấn Độ cũng không bằng được với than quốc tế, do vậy cần nhiều than nội địa hơn để bù lại cho than nhập khẩu, gia tăng áp lực lên các nhà máy dùng than nội địa.

Giá than Ấn Độ đa phần được định đoạt bởi Coal India. Như vậy, khi giá than quốc tế tăng, giá than nội địa không tăng mạnh như vậy do ảnh hưởng tới giá năng lượng và lạm phát - các công ty đồ gia dụng không thể để khách hàng chịu chi phí cao.

Do nông dân và một số hộ gia đình Ấn Độ được trợ cấp năng lượng, gánh nặng giá than phần lớn sẽ đè lên những bên tiêu thụ công nghiệp, dù họ chỉ chiếm 25-30% sức tiêu thụ điện.

Khi chi phí nhập khẩu tăng, các công ty sản xuất nội địa sẽ càng e ngại việc nhập than và sản xuất điện.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Khủng hoảng nguồn cung năng lượng có thể kéo dài tới chín tháng, theo Bộ trưởng Năng lượng Raj Kumar Singh.

Với mùa lễ hội sắp tới tại Ấn Độ, nhu cầu điện có thể đạt đỉnh - và tình hình có thể sẽ trầm trọng hơn nếu nhu cầu của xuất khẩu Ấn Độ tăng mạnh. Về phần mình, Coal India đã tăng sản lượng than để bù cho sự thiếu hụt.

“Nếu cầu tăng mạnh, tôi không biết sẽ phải làm gì tiếp theo, nhưng có thể là hạn chế xuất khẩu của những ngành tiêu thụ nhiều điện,” theo Gandhi.

Chính quyền Ấn Độ cũng đang xoa dịu nỗi sợ về một cuộc khủng hoảng nguồn cung.

Bộ trưởng Than nói trong ngày Chủ Nhật rằng nước này có đủ than để cung cấp cho các nhà máy và những nỗi lo về gián đoạn trong nguồn cung điện là “vô căn cứ” và “sai lầm”.

“Các công ty than sẽ liên tục cung cấp cho các nhà máy điện. Do đó, những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung than là sai lầm. Trong năm nay, nguồn cung than nội địa đã bù lại một khoản đáng kể cho than nhập khẩu.”

“Với việc Ấn Độ cực kỳ phụ thuộc vào nhiệt điện, các công ty than có thể chuyển hướng cung cấp cho các nhà máy điện thay vì sản xuất công nghiệp. Và bất cứ cách nào cũng sẽ dẫn đến hoạt động kinh tế suy yếu,” theo Kundu. “Nhiều khả năng điện sẽ tăng giá do phải nhập khẩu than, đổ thêm dầu vào ngọn lửa lạm phát.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ