Lợi suất TPCP Mỹ giảm vào thứ Hai do các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu kinh tế mới, bao gồm dữ liệu việc làm quan trọng dự kiến công bố trong tuần.
EUR/USD đang cho thấy sự khó khăn trong việc duy trì trên 1.0850. Chỉ số PMI Sản xuất HCOB được điều chỉnh cho thấy hoạt động sản xuất giảm nhẹ xuống 47.3, thấp hơn so với dự báo và con số sơ bộ là 47.4. Điều này gây áp lực lên đồng Euro và cả cặp tiền.
Các quan chức Fed đã được củng cố niềm tin trong tuần này khi lạm phát vẫn đang trên đà giảm mặc dù khá khó khăn, song các nhà hoạch định chính sách vẫn kiên quyết rằng họ cần thêm dữ liệu.
Japan Post Insurance đang trì hoãn việc mua hầu hết trái phiếu "siêu" dài hạn trong nước do lo ngại động thái giảm lượng mua trái phiếu của BoJ có thể gây áp lực lên thị trường.
Sau đà tăng ấn tượng đầu tuần, chỉ số DXY đã không giữ được phong độ và quay đầu giảm nhẹ, đánh mất phần nào mức tăng của tuần trước. Tâm điểm thị trường hiện dồn vào các dữ liệu kinh tế quan trọng sắp tới và những tín hiệu từ phía Fed.
Tính đến thời điểm viết bài, chỉ số DXY giảm hơn 0.3%, trong khi EUR/USD tăng gần 0.4%, do lợi suất TPCP Mỹ giảm sau dữ liệu lạm phát khớp với dự báo. Chỉ số DXY theo đó trượt xuống 104.36 sau khi đạt mức cao nhất hai tuần vào thứ Năm.
Thành viên hội đồng thống đốc ECB, Fabio Panetta cho biết, ECB dự kiến sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong những tháng tới nếu dữ liệu kinh tế đi đúng với dự báo và thậm chí sau nhiều lần cắt giảm lãi suất, lập trường của họ vẫn sẽ là thắt chặt.
AUD/USD đã thu hẹp phần lớn đà tăng sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) thấp hơn dự kiến vào thứ Sáu. Do mối quan hệ thương mại mật thiết giữa hai quốc gia, bất kỳ biến động nào trong nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể tác động đáng kể đến thị trường Úc.
Mở đầu phiên giao dịch sáng thứ Sáu, USD/JPY bật tăng từ mức thấp gần 156.40 lên 157.00, tuy nhiên đã thoái lui trở lại giao dịch quanh 156.78. Nguyên nhân xuất phát từ đà tăng của Chỉ số giá tiêu dùng Tokyo (CPI) được công bố hồi 06:30, mở đường cho các nhà đầu tư chuyển hướng sang dữ liệu lạm phát Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (PCE) của Mỹ được công bố vào 19:30 theo giờ Việt Nam.
GBP/USD tuy có vẻ chững lại khi tiệm cận mức cao hai tháng gần đây nhưng nhìn lại trong hơn một tháng gần nhất, cặp tiền vẫn vững xu hướng tăng, giữ trên mốc 1.2700 mặc cho chính sách tiền tệ hiện tại có hơi hướng hỗ trợ cho đồng USD.
AUDUSD tiếp tục tăng trong phiên thứ ba liên tiếp vào thứ Ba, mặc dù doanh số bán lẻ (MoM) của Úc thấp hơn, tăng 0.1% trong tháng 4, đảo ngược mức giảm 0.4% trước đó. Mức tăng trưởng này không đạt được kỳ vọng của thị trường là 0.2%.
EUR/CHF đã có một đợt điều chỉnh giảm nhẹ và gần chạm đến vùng hỗ trợ 0.9540/0.9470 như đã được dự báo. Vào ngày 19 tháng 4, cặp tiền này chạm mức thấp 0.9565, sau đó đảo chiều tăng và phục hồi 3.8% (365 pip) trong bốn tuần tiếp theo để đạt mức cao nhất 52 tuần là 0.9930 tính đến thời điểm hiện tại.
NZD/USD tiếp tục mở rộng đà tăng trong phiên Á sáng thứ Ba, đạt gần 0.6165, mức cao nhất kể từ tháng 3. Sự suy yếu của đồng USD là yếu tố chính thúc đẩy đà tăng này.
Các nhà giao dịch cho biết lãi suất tăng ở Nhật Bản sẽ không giúp ích nhiều trong việc giải cứu đồng yên khi mà vẫn có nhiều nhu cầu về một trong những khoản đặt cược "béo bở" nhất trên thị trường ngoại hối.
Thành viên hội đồng quản trị ECB Piero Cipollone cho biết dữ liệu hiện tại đã đủ để ECB quyết định cắt giảm lãi suất vào tháng 6, giống với phát ngôn một ngày trước đó từ thành viên hội đồng thống đốc Fabio Panetta.