Các quan chức Fed hồi đầu tháng này đã nhất trí với mong muốn giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn và nhiều người đặt câu hỏi liệu chính sách này có đủ thắt chặt để đưa lạm phát xuống mức mục tiêu của họ hay không.
Việc thắt chặt tiền tệ đã làm giảm nhu cầu nhà ở nhưng vẫn chưa khắc phục được nguồn cung thấp trên thị trường nhà hiện tại.
Các nhà xây dựng đang tạo ra các căn nhà nhỏ hơn, nhưng điều này không đủ để giải thích sự khác biệt về giá.
Giá của những căn nhà mới xây đang được định giá ổn định trong khi các nhà hiện có được định giá quá cao.
Nếu Fed tiếp tục thắt chặt chính sách bằng cách giảm tài sản và duy trì lãi suất thực dương, chúng ta có thể chứng kiến sự suy giảm trên thị trường nhà mới.
Chắc chắn, ECB sẽ thực hiện việc cắt giảm lãi suất lần thứ nhất vào đầu tháng 6. Mọi thắc mắc xoay quanh việc ECB sẽ cắt giảm lãi suất ở mức bao nhiêu, và lãi suất sẽ kết thúc ở mức nào trong dài hạn. Bài viết này sẽ phân tích lý do tại sao ECB khó có thể hạ lãi suất tiền gửi xuống dưới 3%.
JPY ghi nhận sự suy giảm trong phiên giao dịch thứ tư liên tiếp vào thứ Ba, do sự chênh lệch lãi suất đáng kể giữa Nhật Bản và Mỹ, gây áp lực lên USDJPY. Thị trường đặt niềm tin vào kịch bản BoJ có thể tăng lãi suất sớm hơn dự kiến trước bối cảnh này.
Giá vàng (XAU/USD) đã giảm mạnh từ mốc gần 2,450 USD trước đó về giao dịch quanh mốc 2,418 USD vào thứ Hai sau khi Phó Chủ tịch phụ trách Giám sát của Fed, Michael Barr cho biết lãi suất có thể cần duy trì ở mức hiện tại lâu hơn để kiềm chế lạm phát.
USD/CHF tiếp tục phục hồi trong ngày thứ ba liên tiếp, giao dịch quanh mức 0.9100 vào đầu phiên Âu ngày thứ Hai. Đà tăng của cặp tiền được cho là nhờ vào sự cải thiện trong tâm lý với đồng USD. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các thị trường Thụy Sĩ đang đóng cửa do kỳ nghỉ lễ Whit Monday.
USD/INR giảm nhẹ xuống mức 83.20 hồi đầu phiên Âu ngày thứ Hai sau đó phục hồi trở lại về quanh 83.26, phản ánh một phần tâm lý thị trường ưa chuộng rủi ro gia tăng. Đồng USD suy yếu là yếu tố chính tác động đến cặp tiền này.
EUR/USD đang dần tiến tới mức 1.0900 vào đầu phiên giao dịch sáng thứ Hai, được hỗ trợ bởi tâm lý thị trường tích cực hơn. Cặp tiền này cũng hưởng lợi từ việc đồng USD và lợi suất TPCP Mỹ giảm nhẹ, trong bối cảnh chờ đợi những phát biểu từ các quan chức Fed vào thời điểm giao dịch thanh khoản thấp ở châu Âu.
USD/CAD tiếp tục đà giảm nhẹ trước khi phục hồi về giao dịch quanh mức 1.3610 tại thời điểm viết bài. Đồng USD suy yếu do triển vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất trong tương lai đang ảnh hưởng tiêu cực đến cặp tiền này. Giới đầu tư đang dõi theo sát sao dữ liệu Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Canada, dự kiến được công bố vào thứ Ba, với kỳ vọng lạm phát sẽ giảm nhẹ từ 2.9% xuống 2.8% so với cùng kỳ.
EUR/JPY đang được hỗ trợ và tăng gần mức 169.50 vào phiên châu Âu ngày thứ Hai. Đồng Yên Nhật (JPY) yếu đi do số liệu tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong quý 1 thấp hơn dự kiến, gây thách thức cho quyết định nâng lãi suất từ mức âm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
GBP/USD tiếp tục đà tăng trong phiên thứ hai liên tiếp, hiện giao dịch quanh mức 1.2700. Tính đến nay, cặp tiền đã tăng miệt mài gần một tháng kể từ đáy tháng 4 tại 1.2300 chạm ngày 22/04. Việc đồng USD tiếp tục suy yếu đang hỗ trợ cho cặp GBP/USD.
Giá vàng có chút điều chỉnh sau khi chạm đỉnh cao mới tại $2,440, nhưng vẫn được dự đoán sẽ tiếp tục đà tăng từ phiên giao dịch trước đó vào đầu tuần này. Đồng USD và lợi suất TPCP Mỹ đang gặp áp lực, trong bối cảnh tâm lý thị trường ưa chuộng rủi ro nhờ các biện pháp kích thích kinh tế từ Trung Quốc. Ngoài ra, những lo ngại về tình hình của Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi trong vụ tai nạn trực thăng càng khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Dầu thô West Texas Intermediate (WTI) tiếp tục tăng giá sau quyết định lãi suất từ Trung Quốc, giao dịch quanh mức 79.70 USD/thùng trong phiên giao dịch châu Á sáng thứ Hai. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm và 5 năm ở mức 3.45% và 3.95%.