Gã khổng lồ ngân hàng Thụy Sĩ UBS đã đưa ra cảnh báo rằng trong cuộc chiến toàn cầu chống lạm phát, kẻ thù đáng gờm nhất của các Ngân hàng Trung ương có thể không ai khác ngoài ngôi sao nhạc pop Taylor Swift.
Các báo cáo về cuộc họp ECB tháng 7 lưu ý rằng tháng 9 “được coi là thời điểm tốt để đánh giá lại” mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhưng thận trọng vẫn là từ khóa. Trên thực tế, nó xuất hiện sáu lần trong suốt các báo cáo về các cuộc thảo luận. Hội đồng Thống đốc ECB đã nhất trí rằng mối quan hệ tam giác giữa tiền lương, năng suất và lợi nhuận là chìa khóa cho triển vọng lạm phát – nhưng liệu đó có phải là một tam giác dẫn tới thành công? Loạt dữ liệu được công bố trong tuần trước đã mang đến cho các nhà hoạch định chính sách một số tin tốt, nhưng cũng có một số điều đáng lo ngại
Trên bối cảnh hùng vĩ của dãy núi Teton, viễn cảnh hạ cánh mềm - điều mà nhiều người cho là không thể đã xuất hiện trước mắt thống đốc các ngân hàng trung ương hàng đầu tại Wyoming - nơi diễn ra hội nghị chuyên đề Jackson Hole.
EUR/USD giao dịch với sắc xanh nhẹ khi các nhà giao dịch dồn sự chú ý vào bài phát biểu sắp tới của Chủ tịch Fed Powell tại Hội nghị Jackson Hole để tìm kiếm thêm manh mối về lộ trình lãi suất mới cho tháng 9 và phần còn lại của năm. ECB dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa vào tháng 9.
Theo một cuộc khảo sát sơ bộ công bố hôm thứ Năm, hoạt động kinh doanh của Đức đã thu hẹp lần thứ hai liên tiếp vào tháng Tám, và giảm nhiều hơn so với dự kiến.
EUR/USD đã tăng vượt mức kháng cự 1.1100 do sự suy yếu của USD. Đồng bạc xanh tiếp tục chịu áp lực bán mạnh mẽ khi kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 gia tăng trở lại.
Người đứng đầu các ngân hàng trung ương lớn sẽ nhóm họp tuần này tại một trong những diễn đàn kinh tế thường niên uy tín nhất thế giới và có thể sẽ nhận thấy sự phân kì chính sách hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ trước đại dịch.
Với số liệu GDP quý II vừa được công bố, chúng ta có thể đánh giá tình hình tăng trưởng ở châu Âu. Những con số sơ bộ phần lớn phù hợp với dự báo nửa cuối năm của chúng tôi, tuy nhiên nền kinh tế khu vực Eurozone đã tăng trưởng cao hơn một chút so với dự kiến, đạt mức 0.3% so với quý trước. Đây là khởi đầu tương đối vững chắc cho năm nay, sau giai đoạn tăng trưởng đi ngang trong nửa cuối năm 2023.
Khi một nền kinh tế suy yếu trong hai quý liên tiếp, nền kinh tế đó thường được coi là đang trong tình trạng suy thoái. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu hy vọng rằng hai quý tăng trưởng liên tiếp cũng sẽ mang lại ánh nhìn tích cực tương tự. Dữ liệu công bố ngày 14/8 cho thấy, trong quý thứ hai của năm, nền kinh tế EU một lần nữa tăng trưởng 0.3% so với quý trước. Mặc dù không có gì đáng chú ý theo tiêu chuẩn của Mỹ, mức tăng trưởng như vậy là một sự “nhẹ nhõm” sau hơn một năm trì trệ.
Thị trường bất động sản thương mại của Vương quốc Anh đang cho thấy dấu hiệu phục hồi nhanh hơn so với phần còn lại của châu Âu, sau 2 năm suy thoái nghiêm trọng do lãi suất cao gây ra.
Chỉ số DXY đã bật trở lại từ đáy nhiều tháng, mặc dù không quá vượt trội. Hiện nay, tâm điểm vẫn đang đổ dồn vào những diễn biến tiềm năng xoay quanh đồng Yên Nhật. Những lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế tiềm ẩn tại Mỹ đã tạm thời lắng xuống.
Đợt bán tháo mạnh mẽ cổ phiếu ECB trong những tuần gần đây báo hiệu một bước ngoặt trong chu kỳ tín dụng. Sự chuyển dịch này đã âm ỉ trong một thời gian dài, xét đến tình hình kinh tế dường như bất chấp mọi quy luật trong 5 năm qua. Giờ đây, khi các dấu hiệu suy yếu ngày càng lan rộng, đặc biệt là trong giới tiêu dùng, nguy cơ tổn thất từ các khoản vay có thể sẽ tăng nhanh chóng.