Các yêu cầu vào đầu tuần này về việc cắt giảm lãi suất khẩn cấp có vẻ như là lời kêu gọi cho chính sách của Fed. Điều này không chỉ liên quan đến thị trường chứng khoán mà còn là sự ổn định tài chính, điều dường như không bị đe dọa ở Mỹ. Nhật Bản là một câu chuyện khác, BoJ đã đưa ra can thiệp bằng ngôn từ vào hôm nay, với dấu hiệu cho thấy họ muốn duy trì lãi suất thấp.
Người đứng đầu Eurogroup Paschal Donohoe cho biết viễn cảnh về nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump là động lực để Liên minh châu Âu chuẩn bị cho nền kinh tế của mình ít phụ thuộc hơn vào Mỹ.
Tại cuộc họp FOMC tháng 7 vừa kết thúc, Chủ tịch Powell đã củng cố kỳ vọng về việc bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất ngay tại cuộc họp FOMC tiếp theo vào tháng 9. Chúng tôi nhấn mạnh lại quan điểm hiện tại về 2 đợt cắt giảm 25 bps trong năm nay, đợt cắt giảm sẽ bắt đầu vào tháng 9 và sau đó vào tháng 12. Tiếp theo, chúng tôi duy trì dự báo về 4 đợt cắt giảm lãi suất 25 bps nữa trong năm 2025.
Ba NHTW lớn nhất thế giới đã điều chỉnh lãi suất theo các hướng khác nhau trong tuần này, đánh dấu sự phân kỳ trong chính sách tiền tệ đã được dự đoán từ lâu nhưng có thể chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.
Dữ liệu công bố hôm thứ Tư cho thấy lạm phát Eurozone bất ngờ tăng nhẹ vào tháng 7, mặc dù thước đo về mức tăng trưởng giá cả trong lĩnh vực dịch vụ được nhiều người theo dõi đã giảm
Theo số liệu công bố hôm thứ Ba, nền kinh tế khu vực Eurozone đã tăng trưởng nhỉnh hơn dự báo trong quý II năm nay. Tuy nhiên, bức tranh nền tảng còn khá phức tạp, cùng với hàng loạt khảo sát mang tính bi quan đang làm mờ mịt triển vọng kinh tế cho nửa cuối năm.
Nền kinh tế Đức bất ngờ suy giảm trong quý II sau khi đã tránh được suy thoái vào đầu năm, đồng thời lạm phát tháng 7 tăng lên, cho thấy những khó khăn tiếp diễn của nền kinh tế lớn nhất khu vực Eurozone.
Kinh tế khu vực eurozone tăng trưởng vượt dự kiến, đạt mức 0.3% trong quý 2. Điều này đã xoa dịu lo ngại rằng sự phục hồi mới “chớm nở” trong khối có thể đang mất đà.
Phía CommerzBank chia sẻ cách sử dụng ChatGPT để phân tích hàng nghìn bài phát biểu của các thành viên Hội đồng Quản trị ECB và phân loại chúng thành hai sắc thái: “dovish” hoặc “hawkish”, từ đó xây dựng một mô hình dự báo với tên gọi "Chỉ báo ChatECB". Kết quả dự báo ủng hộ quan điểm trước đó của chúng tôi về việc ECB sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong những quý tới, mặc dù ở mức độ vừa phải.
Diễn biến trái chiều về mặt dữ liệu kinh tế có thể mang lại sự hỗ trợ đáng kể cho đồng USD và tăng trưởng ảm đạm của Eurozone sẽ sớm gia tăng ảnh hưởng tiêu cực lên đồng Euro. Mặc dù đã có nhịp điều chỉnh gần đây từ mức cao gần 1.0950, EUR/USD vẫn duy trì xu hướng tăng ngắn hạn và giữ trên ngưỡng tâm lý 1.0800.
EUR/JPY tiếp tục đà giảm trong phiên thứ năm liên tiếp, xuống mức thấp nhất trong suốt hai tháng rưỡi. Áp lực bán mạnh trên đồng Euro, cùng với tâm lý e ngại rủi ro và kỳ vọng tăng lãi suất của BoJ, đã liên tục đẩy đồng Yên Nhật lên cao, gây sức ép lớn cho EUR/JPY.
EUR/USD gần như đi ngang quanh 1.0840 vào đầu phiên Á sáng thứ Năm nhưng vẫn áp lực bán vẫn hiện hữu. Phó thống đốc ECB - Guindos, gợi ý thêm về khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 9. Báo cáo sơ bộ cho thấy, PMI sản xuất của Mỹ giảm xuống 49.5, trong khi PMI dịch vụ tăng lên 56.0 trong tháng 7.