Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago Austan Goolsbee cho biết còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát của Fed, và các quyết định cắt giảm lãi suất sẽ dựa trên dữ liệu kinh tế sắp tới.
Chứng khoán châu Á mở cửa yếu hơn sau khi cổ phiếu Mỹ kết thúc đợt tăng kéo dài sáu ngày do Fed đang kìm lại các kỳ vọng cắt giảm lãi suất quá khích năm tới.
Tuần vừa qua, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 5.25 - 5.5% lần thứ ba liên tiếp và có đề cập rằng đã thảo luận về kịch bản cắt giảm lãi suất. Thị trường phấn khích cao độ, nhưng hãy khoan khoảng chừng là 5 giây.
Cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ đều tăng mạnh sau cuộc họp của Fed. Thị trường chuẩn bị cho một cuộc hạ cánh mềm khi Fed phát tín hiệu cắt giảm lãi suất
Thị trường kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm 4-5 lần vào năm 2024, phản ánh kỳ vọng suy thoái sắp diễn ra. Fed sẽ không phát tín hiệu cho việc suy thoái, và có thể sẽ đưa ra tín hiệu cắt giảm 1-2 lần vào năm 2024. Điều này có thể làm thất vọng những nhà đầu cơ đang kỳ vọng lạc quan. Nhìn chung, thị trường chứng khoán đang đạt đỉnh trước khi đi xuống, có khả năng xảy ra suy thoái vào năm 2024
Động thái của Fed khiến thị trường bất ngờ. Thời gian sẽ trả lời liệu có còn quá sớm đối với nền kinh tế hay không, nhưng rủi ro lớn nhất có thể là cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.
Trong khi lạm phát hạ nhiệt, tăng trưởng tiền lương giảm và nền kinh tế đang chậm lại thì vẫn cách xa mức có thể hỗ trợ chính sách nới lỏng tiền tệ. Trên thực tế, dựa trên dữ liệu việc làm và lạm phát hiện tại, chính sách tiền tệ đã đi đúng hướng. Với tình hình hiện tại, có rất ít lý do để kỳ vọng lãi suất sẽ sớm giảm. Fed sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
Đồng đô la ghi nhận mức giảm lớn nhất trong hai ngày kể từ tháng 7 khi nhà đầu tư thay đổi kỳ vọng về lãi suất của Mỹ sau cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang.