Dầu thô giảm vào thứ Hai sau khi dữ liệu PMI của Trung Quốc đạt mức 49.0 thay vì 50.3 như dự đoán. Hợp đồng tương lai WTI ở gần mức $97/thùng trong khi hợp đồng Brent giao dịch quanh mức $103/thùng.
Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari phát biểu rằng ông không thấy vòng xoáy tiền lương - giá cả ở Mỹ. Dự luật thuế và khí hậu của Đảng Dân chủ sẽ không có tác động đến lạm phát.
Sau dữ liệu hôm thứ Năm cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trên bờ vực suy thoái, báo cáo việc làm hàng tháng vào thứ Sáu tuần này được dự báo sẽ mạnh mẽ hơn bất chấp một số công ty cắt giảm việc làm và đóng băng tuyển dụng.
Chúng ta thường nghe đến thuật ngữ kỳ vọng lạm phát, nhưng chúng ta đã bao giờ tự hỏi những dữ liệu đó chính xác được lấy ở đâu và báo hiệu cho chúng ta điều gì?
Đô la Úc tăng nhẹ, kết thúc một tuần giao dịch biến động, ảnh hưởng bởi dữ liệu lạm phát trong nước, quyết định lãi suất từ Fed và kết quả GDP Mỹ. Cuộc họp chính sách của RBA sẽ diễn ra vào thứ Ba tới.
Trong bối cảnh một tương lai khó lường đối với kinh tế toàn cầu ở phía trước cùng với việc chu kỳ tăng lãi suất của Fed vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, đối đầu với đồng USD có vẻ không phải là nước đi khôn ngoan ở thời điểm hiện tại.
Văn phòng Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (BEA) đã công bố báo cáo mới nhất về chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 6 vào sáng nay, tăng 1.1% so với tháng trước - một dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Mỹ vẫn kiên cường mặc dù giá tiêu dùng tăng cao. Chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ vào cuối quý II có thể xoa dịu lo ngại về suy thoái kinh tế vì tiêu dùng hộ gia đình là động lực chính của hoạt động kinh tế Hoa Kỳ.
Cục Dự trữ Liên bang hôm thứ Tư đã tăng lãi suất 0.75% lần thứ hai liên tiếp, đưa lãi suất lên 2.25-2.5%, tiếp tục tìm cách kìm hãm lạm phát mà không gây ra suy thoái.