Cuộc khủng hoảng điện đang làm chao đảo các thị trường năng lượng từ châu Âu sang châu Á. Nhiều loại nhiên liệu có thể được sử dụng để sưởi ấm hoặc phát điện như propan, dầu diesel và dầu nhiên nhiên liệu đang có nhu cầu rất cao.
Dầu thô Brent đã tăng trở lại trên 80 USD/thùng sau khi OPEC+ duy trì nguồn cung tăng dần chậm rãi. Đà tăng này sẽ kéo dài đến cuối năm vì cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu có thể sẽ khiến thị trường “thắt chặt”.
Rủi ro từ vụ vỡ nợ của Evergrande chưa hẳn đã khiến các nhà đầu tư lo ngại. Giá năng lượng tăng có thể là nguyên nhân khiến các ngân hàng trung ương lo sợ về lạm phát.
Đối với những người theo dõi hình thức phân tích kỹ thuật sử dụng “gap”, con đường đạt đến đỉnh $100 mỗi thùng của dầu West Texas Intermediate được hỗ trợ bởi những người “buy the dip”. Theo chức năng GAPS của Bloomberg, có một “gap” từ năm 2014 ở mức $103.89/thùng trong biểu đồ hợp đồng dầu tương lai giá dầu, “gap” duy nhất còn lại sau dữ liệu giá kéo dài 4 thập kỷ.
Hợp đồng tương lai giá dầu tăng cao hơn, tuy nhiên việc dự báo một triển vọng tích cực khi nhìn vào việc Trung Quốc mua để bổ sung dự trữ có thể sẽ là một sai lầm.
3 tổ chức năng lượng lớn trên thế giới là Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đều hạ dự báo tiêu thụ dầu thế giới trong cuối năm nay và năm sau.
Đà tăng của nguyên liệu thô đã gần đạt mức đỉnh cao năm 2011 của chúng. Tuy nhiên, giá cao - do cung bị thắt chặt - vừa có khả năng làm suy yếu hoạt động kinh tế vừa là nguyên nhân thúc đẩy lạm phát.