GDP của Trung Quốc tính đến cuối quý 3 đạt 4.9%, thấp hơn kỳ vọng 5.0%. Sản xuất công nghiệp đạt 3.1% trong khi dự báo là 3.8%.Chỉ có doanh số bán lẻ tốt hơn một chút ở mức 4.4% so với dự đoán 3.5%.
Những ngày này, kinh tế Trung Quốc phải tiếp nhận một loạt tin xấu: thị trường bất động sản lao dốc, khủng hoảng năng lượng, niềm tin tiêu dùng yếu đi trong khi chi phí nguyên vật liệu tăng cao. Các dữ liệu được Chính phủ nước này công bố vào đầu tuần sau sẽ cho thấy cụ thể tình hình xấu đến đâu.
Theo Goldman Sachs, tổng nợ từ các công ty tài chính của chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã lên tới 53.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương 8.200 tỷ USD.
Ngoài việc cho thế giới thấy một nền kinh tế mang tính tập trung cao như Trung Quốc vẫn có thể có những tật xấu của kinh tế tư bản, Evergrande còn phô ra những xung đột lợi ích bên trong nước này.
Đồng đô la New Zealand nhạy cảm với tâm lý rủi ro đã suy yếu chỉ sau một đêm do những lo ngại toàn cầu về biến thể Delta có khả năng tạo áp lực lên tâm lý. Những người tham gia thị trường đã đánh giá thấp tác động của biến thể Delta ban đầu, với việc triển khai vắc-xin đã thúc đẩy sự lạc quan rằng nó sẽ không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tình hình đang nhanh chóng thay đổi. Sức mạnh của đô la Mỹ cũng đang đè nặng lên NZD khi traders đặt cược khả năng Fed tăng lãi suất tăng sau báo cáo NFP của tuần trước.
Hàng loạt vụ vỡ nợ của các doanh nghiệp Trung Quốc đang làm dấy lên mối lo ngại về hệ thống tài chính và đà phục hồi sau đại dịch Covid-19 tại quốc gia này. Ngay trước khi bùng phát đại dịch, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo rằng, “kịch bản vỡ nợ ở Trung Quốc” có thể đẩy kinh tế toàn cầu vào suy thoái.
Các dữ liệu mới nhất cho thấy tăng trưởng của ngành sản xuất Trung Quốc yếu đi trong tháng 6 do xuất khẩu giảm giữa lúc tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng kìm hãm hoạt động sản xuất. Trong khi đó, tăng trưởng của ngành dịch vụ ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng chững lại do các đợt bùng phát Covid-19 làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng.
Giá xuất khẩu của Trung Quốc - một thước đo gián tiếp có thể được tính bằng giá nhập khẩu của Hoa Kỳ - có thể trở thành gốc rễ cho vấn đề lạm phát tăng cao toàn cầu. Ngành công nghiệp của quốc gia này có thể đang sản xuất bằng hoặc đã cao hơn công suất tiềm năng; do đó, Bloomberg Economic ngày càng kỳ vọng kinh tế hồi phục nhanh hơn.