Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 12 xu Mỹ, hay 0,2%, chốt phiên cuối tuần ở mức 73,59 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 16 xu Mỹ, hay 0,2%, lên 71,81 USD/thùng.
Kỳ vọng lạm phát dường như sẽ giảm bớt khi nhịp giảm gần đây của dầu thô đã nhấn mạnh thông điệp của Chủ tịch Fed Powell rằng lạm phát sẽ chỉ là tạm thời.
Dầu hướng tới mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ giữa tháng 3 do làn sóng Covid-19 mới ở một số nơi trên thế giới và sự không chắc chắn xung quanh khả năng OPEC + thúc đẩy nguồn cung, đã làm mờ triển vọng ngắn hạn.
Cục Dự trữ Liên bang hy vọng họ đạt được mục đích bằng việc kiên nhẫn, giảm bớt kỳ vọng về khả năng sớm cắt giảm quy mô chương trình mua tài sản. Đừng bận tâm đến việc lạm phát tăng bất ngờ - mục tiêu của tiến bộ đáng kể hơn nữa vẫn còn "cách rất xa". Những bình luận này đã làm dịu thị trường trái phiếu, đưa lợi suất 10 năm của Mỹ xuống dưới 1.35% và hợp đồng tương lai Nasdaq 100 lên cao hơn.
OPEC + dường như đã tìm ra lối thoát cho sự bế tắc về sản lượng, với các ý chính của một thỏa thuận đang được đưa ra. Nếu một thỏa thuận được ký kế - và điều này vẫn chưa xảy ra - thì đó sẽ vừa là một điều tốt lành, vừa là con đường dẫn đến những bất ổn tiếp theo đối với giá dầu.
Dầu đã kéo dài đà giảm xuống 73 USD/thùng khi kho dự trữ xăng của Mỹ bất ngờ tăng trở lại và OPEC + có vẻ đang ký một thỏa thuận thúc đẩy sản xuất sau khi các thành viên chủ chốt nối lại đàm phán.
Bế tắc nảy sinh khi UAE muốn đánh giá lại mức cơ sở của mình như một điều kiện tiên quyết để đồng ý với đề xuất tăng dần sản lượng mà 22 thành viên khác của OPEC+ đã thống nhất.
Dầu ổn định gần mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 10/2018, khi một báo cáo trong ngành chỉ ra rằng kho dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm, làm tăng thêm các dấu hiệu thị trường toàn cầu đang bị thắt chặt nhanh chóng.
Dầu đang giữ ở mức 74 đô la khi các nhà đầu tư chờ đợi tín hiệu từ OPEC + về cách họ sẽ giải quyết tranh chấp trong chính sách sản lượng. Bế tắc càng kéo dài, các quốc gia thành viên càng có khả năng đơn phương bổ sung thêm dầu thô ra thị trường, dẫn đến nguy cơ biến động giá lớn hơn.
Giá dầu đã ổn định trong giao dịch sớm tại châu Á khi các nhà đầu tư đánh giá tác động của làn sóng Covid-19 trên toàn thế giới đến nhu cầu nhiên liệu hiện nay.
So với những bất ổn của OPEC + thì biến động trong giá dầu vẫn còn khá "yên lặng". Điều này có thể cho thấy sự xung đột mới nhất sẽ không làm trật bánh đà tăng của dầu thô
IEA dự báo vào cuối năm 2022, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới sẽ tăng vượt mức so với trước khi bùng phát đại dịch COVID-19, tuy nhiên sự phục hồi này được dự báo sẽ diễn ra không đồng đều.