Các nhà kinh tế cho biết các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc có thể sẽ không đưa ra được gói kích thích lớn trong tuần này, khiến tâm lý của thị trường tài chính đi xuống.
Giá vàng đi ngang vào thứ Hai do dự đoán về cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang khiến các nhà đầu tư cảnh giác vào đầu tuần, trong khi giá đồng giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc.
Chứng khoán châu Á chào tuần mới tăng điểm trước thềm loạt quyết định của ngân hàng trung ương khi việc thị trường hạ kỳ vọng BoJ thay đổi chính sách hỗ trợ tâm lý.
Nhân dân tệ tăng vọt sau khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho đồng tiền này với tỷ giá tham chiếu mạnh hơn dự kiến và điều chỉnh các quy định hạn chế vốn để thu hút dòng tiền đầu tư từ nước ngoài.
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Tư cho biết các yếu tố phi kinh tế đang gia tăng và cản trở hoạt động thương mại quốc tế, vốn đang phải đối mặt với tình trạng cực kỳ nghiêm trọng trong nửa cuối năm nay.
Tập đoàn kim loại Rio Tinto cho biết các lô hàng quặng sắt trong Quý II đã giảm 1% so với một năm trước đó, do sự phục hồi kinh tế chậm lại tại Trung Quốc tiếp tục tạo áp lực lên nhu cầu.
Thị trường chứng khoán Châu Á mở cửa trái chiều khi lo ngại về tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục gây áp lực, ngay cả khi cổ phiếu tiếp tục khởi sắc tại Mỹ.
Kinh tế Trung Quốc suy yếu đang gây "lo ngại" cho Australia. Bộ trưởng Tài chính Jim Chalmers cho biết tình hình "rất đáng quan ngại" khi Bắc Kinh đang đối mặt với nguy cơ giảm phát, trong thời điểm mà hầu hết các quốc gia đang cố gắng kiềm chế áp lực giá cả.
Số liệu tăng trưởng kinh tế đáng thất vọng của Trung Quốc đã khiến một số một số chuyên gia hạ dự báo của họ trong năm nay, với nguyên do đến từ điểm yếu trong quá trình phục hồi và phản ứng với các biện pháp phục hồi chậm chạp của nước này.
Thị trường chứng khoán Châu Á trái chiều vào đầu phiên thứ Ba khi sự phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc khiến nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng và cảnh báo từ Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho rằng điều này có thể gây ra những tác động xấu lên nền kinh tế toàn cầu.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong Quý II, với chi tiêu của người dùng giảm đáng kể vào tháng 6, làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về sự phục hồi của nước này.
Mùa thu nhập quý hai bắt đầu, Hoa Kỳ và Trung Quốc công bố dữ liệu kinh tế trong tuần này. Bên cạnh đó, số liệu lạm phát của Vương quốc Anh sẽ được đưa ra, có thể sẽ là “kim chỉ nam” cho quyết định lãi suất tiếp theo của BoE. Trong khi đó, giá dầu có vẻ đã sẵn sàng cho một đợt tăng hàng tuần khác.