Vàng tiếp tục chịu áp lực sau khi kết thúc một phiên giao dịch đầy biến động , do triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ và rủi ro địa chính trị đè nặng lên tâm lý các nhà đầu tư, khiến họ tìm đến USD phòng hộ.
Trung Quốc là một đối tác thương mại toàn cầu lớn và đã chứng minh điều đó trong quá trình mở rộng ngay sau thời điểm phong tỏa đại dịch. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi kể từ khi thị trường hàng hóa đạt đỉnh.
XAU/USD tiếp tục suy yếu sau pha lao dốc mạnh từ thứ Sáu tuần trước. Trọng tâm tuần này xoay quanh CPI của Hoa Kỳ, kỳ vọng tăng lãi suất và dữ liệu doanh số bán lẻ.
Thị trường lao động Mỹ tương đối phục hồi. Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) tháng 9 không chỉ cao hơn so với dự báo, mà tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng Bảy, chắc chắn sẽ khiến Fed tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời gian còn lại của năm nay.
Giá vàng vẫn ở dưới ngưỡng quan trọng trong phiên 10/10 sau báo cáo Non-farm của Hoa Kỳ cao hơn dự kiến, tạo động lực cho Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục các lập trường “diều hâu” của mình, trong khi đó, lo ngại về bất ổn địa chính trị ở Châu Âu và Châu Á đã khiến đồng USD - đóng vai trò trú ẩn tăng giá.
Các cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể sẽ làm tăng thêm chỉ trích về chính sách của Fed, nhưng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ nên tạm thời làm dịu đi những lo ngại này để mọi người đổ dồn trọng tâm vào dữ liệu CPI được công bố ngày 13/10. Thị trường của Trung Quốc trở lại sau kỳ nghỉ lễ và Quốc hội Vương quốc Anh triệu tập lại khi nhiều câu hỏi được đặt ra về tính bền vững của các chính sách chính phủ nước này.
USD/JPY đã tăng trở lại mức giá trước thời điểm BoJ can thiệp vào tháng 9. Biến động ngụ ý trong một tuần của cặp tiền thấp hơn nhiều so với đỉnh tháng trước.
Dầu giảm trong phiên 10/10 do sự suy giảm bất ngờ của PMI dịch vụ Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu suy yếu, mặc dù việc OPEC+ cắt giảm nguồn cung và cuộc chiến Nga-Ukraine kéo dài hơn dự kiến đã giữ vững giá dầu ở gần mức cao nhất trong một tháng.