Tại sao dữ liệu CPI sắp tới của Mỹ lại được "săn đón" đến vậy?
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Trước khi báo cáo việc làm của Mỹ được công bố vào tuần trước, hầu như không ai cho rằng dữ liệu lạm phát CPI sắp tới sẽ gây chú ý hoặc ảnh hưởng lớn đến thị trường. Bởi vì Fed đã nhấn mạnh rõ quan điểm rằng lạm phát đã được kiểm soát sau động thái nới lỏng chính sách với việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ vào tháng trước, và dự kiến sẽ có ít nhất hai đợt cắt giảm nữa từ nay đến cuối năm.
Tuy nhiên, một điều bất ngờ đã xảy ra: Báo cáo việc làm tăng "nóng" hơn nhiều so với dự đoán, và tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm đột ngột xuống còn 4.1% (mặc dù con số thực tế có thể là 4.5% nếu BLS không tính thêm 785,000 lao động khu vực chính phủ vào bảng lương tháng 9).
Điểm đáng chú ý là cả tiền lương theo giờ và theo tuần đều tăng cao hơn dự kiến, cho thấy rằng lạm phát tiền lương vẫn chưa chậm lại và sắp bùng phát trở lại.
Kết quả là mọi người bắt đầu lo lắng liệu Fed có đang nới lỏng chính sách quá mức hay không, nhất là khi điều kiện tài chính hiện đang được nới lỏng hơn nhiều so với hai năm trước. Điều này làm dấy lên nỗi lo rằng lạm phát sẽ tăng nóng trở lại, giống như những năm 1970 khi Fed mắc sai lầm lớn về chính sách tiền tệ.
Dominic Wilson, chiến lược gia của Goldman Sachs, đã tóm tắt tình hình như sau: "Sức mạnh của báo cáo việc làm đã thay đổi bối cảnh cho dữ liệu CPI sắp tới. Vài tuần trước, thị trường sẽ dễ dàng chấp nhận nếu CPI cao hơn một chút và có thể vui mừng về triển vọng nới lỏng chính sách nhanh hơn nếu số liệu CPI thấp hơn dự kiến. Tuy nhiên, hiện nay, nếu dữ liệu CPI tăng cao hơn ước tính, điều này có thể khiến thị trường tin rằng Fed sẽ không cắt giảm lãi suất nhiều như dự đoán trước đây. Phản ứng của thị trường đối với một dữ liệu CPI cao có thể lớn hơn so với một dữ liệu CPI thấp. Điều này cho thấy có khả năng cổ phiếu sẽ giảm mạnh nếu CPI cao hơn dự đoán. Tôi không còn chắc chắn về điều này như cách đây một tuần, vì: a) thị trường lãi suất đã điều chỉnh khá nhiều trong tuần qua – dự đoán lãi suất đến giữa năm 2025 đã tăng gần 50 điểm cơ bản, và b) có vẻ như thị trường đang khá lo lắng trước báo cáo CPI, nên "kỳ vọng thực sự" có thể cao hơn so với những gì thị trường thể hiện. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng thị trường đang có tâm lý muốn Fed cắt giảm lãi suất nhanh hơn so với việc tăng trở lại.
Vậy Phố Wall mong đợi điều gì từ báo cáo CPI tháng 9 hôm nay?
- CPI toàn phần dự kiến tăng 0.1% m/m trong tháng 9, giảm nhẹ so với mức tăng 0.2% trước đó
- CPI lõi dự kiến tăng 0.2% m/m, cũng giảm so với mức tăng 0.3% trước đó.
- CPI toàn phần dự kiến tăng 2.3% y/y, giảm so với mức 2.5% y/y trước đó
- CPI lõi dự kiến sẽ không thay đổi trong tháng thứ ba liên tiếp ở mức 3.2% y/y
Những số liệu dự kiến về chỉ số CPI lõi tháng 9 cho thấy các chuyên gia phân tích dự đoán mức tăng 0.2% m/m và 0.3% m/m gần như bằng nhau.
Dữ liệu CPI "siêu lõi" đã tăng mạnh trong những tháng gần đây, do chi phí bảo hiểm ô tô tăng vọt. Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, lạm phát "siêu lõi" sẽ còn tăng nóng hơn nữa.
Mặt khác, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát biểu vào đầu tuần này và bày tỏ niềm tin rằng lạm phát sẽ trở lại mức mục tiêu 2%. Ông cũng cho biết việc Fed cắt giảm lãi suất 0.5% vào tháng 9 phản ánh niềm tin này. Ông Powell lưu ý rằng lạm phát trong các hợp đồng cho thuê mới đang thấp và sẽ dần ảnh hưởng đến lạm phát toàn phần. Ông nhận thấy lạm phát trong dịch vụ nhà ở đang chững lại, mặc dù chậm. Ông Powell cũng cho rằng không cần thiết phải khiến thị trường lao động tiếp tục suy yếu để đạt mục tiêu lạm phát 2%, điều này cho thấy Fed đang cố cân bằng giữa mục tiêu việc làm và lạm phát. Ông cũng nhấn mạnh rằng trong cuộc họp tháng 11 tới, họ sẽ xem xét thêm các báo cáo về việc làm và lạm phát, nhưng việc điều chỉnh chính sách hiện tại có thể giúp duy trì sự mạnh mẽ của thị trường lao động đồng thời hỗ trợ việc đạt được mục tiêu lạm phát.
Về phía các ngân hàng, Wells Fargo cho rằng cuộc đình công của công nhân bến cảng ở bờ Đông và bờ Vịnh Mỹ có thể gây áp lực khiến giá hàng hóa tăng trong ngắn hạn; tuy nhiên, hàng tồn kho tại các cửa hàng bán lẻ đã cải thiện và nhu cầu tiêu dùng yếu sẽ giúp giảm thiểu tác động của vấn đề này (nhất là khi cuộc đình công đã kết thúc). Lạm phát dịch vụ dự kiến sẽ tiếp tục giảm, với tốc độ tăng của CPI lõi hàng tháng có xu hướng chậm lại.
Goldman Sachs dự đoán CPI lõi tháng 9 sẽ tăng 0.28% m/m (cao hơn ước tính 0.2%), và tăng 3.16% y/y (phù hợp với ước tính 3.2%). Ngân hàng này cũng dự đoán CPI toàn phần trong tháng 9 sẽ tăng 0.10% m/m (phù hợp với ước tính đồng thuận) và tăng 2.27% y/y (thấp hơn ước tính 2.3%).
Dự báo về CPI lõi của ngân hàng cho tháng 9 phù hợp với tốc độ tăng của tháng 8 nhưng cao hơn mức trung bình 0.13% của ba tháng trước đó. Biểu đồ cho thấy các mức tăng nhẹ hơn trước đó là do giá vé máy bay giảm mạnh, giảm trung bình 3.4% và giá xe ô tô cũ giảm trung bình 1.1%. Vào tháng 9, tương tự như tháng 8, Goldman dự đoán áp lực giảm lạm phát sẽ ít hơn từ hai yếu tố này. Giá xe ô tô cũ dự kiến sẽ tăng 1.0% do giá đấu giá xe cũ đã hồi phục trong những tháng gần đây, trong khi giá vé máy bay sẽ tăng 0.5%, phản ánh sự tăng nhẹ do yếu tố mùa vụ.
Goldman nhấn mạnh hai xu hướng quan trọng khác trong báo cáo CPI tháng này:
- 1. Bảo hiểm ô tô: Goldman dự đoán chi phí bảo hiểm xe ô tô sẽ tăng thêm 0.7% trong tháng 9, mặc dù đà tăng đang chậm lại. Con số này thấp hơn so với mức tăng trung bình 1.1% mỗi tháng trong năm 2024. Các yếu tố như giá xe, chi phí sửa chữa và y tế, cùng với phí kiện tụng đồng loạt tăng cao hơn đã tạo áp lực buộc các công ty bảo hiểm phải tăng giá. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm chỉ có thể tăng giá sau khi đàm phán với các cơ quan quản lý nhà nước nên việc tăng giá diễn ra chậm. Goldman dự đoán đà tăng của phí bảo hiểm xe trong CPI sẽ trở lại mức trước đại dịch vào năm sau. Tuy nhiên, do bảo hiểm xe có tỷ trọng nhỏ trong chỉ số PCE, những thay đổi này khó có tác động lớn đến lạm phát PCE.
- 2. Chi phí nhà ở: Sau mức tăng mạnh trong tháng 7 và tháng 8, lạm phát trong lĩnh vực nhà ở dự kiến sẽ giảm nhẹ. Giá thuê nhà tương đương của chủ sở hữu (OER) dự kiến tăng 0.35% và giá thuê nhà chính tăng 0.31%. Goldman dự đoán lạm phát nhà ở sẽ duy trì mức tăng khoảng 0.3% m/m đến tháng 12 năm 2024.
Trong tương lai, Goldman dự đoán CPI lõi sẽ tăng khoảng 0.20-0.25% m/m trong phần còn lại của năm. Tuy nhiên, có khả năng sẽ có áp lực tăng giá từ lĩnh vực y tế và bảo hiểm xe. Goldman dự đoán CPI lõi đạt 3.0% y/y và PCE lõi đạt 2.6% vào tháng 12 năm 2024.
Nhóm nghiên cứu của Goldman dự đoán thị trường có thể phản ứng mạnh nhất nếu CPI thấp hơn dự kiến, kịch bản xấu nhất là nếu CPI lõi tăng trên 0.34%.
Theo Shawn Tuteja, thị trường chứng khoán hiện không quá lo lắng về sự gia tăng lợi suất gần đây, vì nhiều người tin rằng Fed sẽ giữ lãi suất ổn định và lãi suất cao hơn chỉ ra nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, điều quan trọng là mọi người chưa quan tâm nhiều đến lạm phát. Nếu báo cáo lạm phát cao hơn dự kiến, có thể mọi thứ sẽ thay đổi. Hiện tại, cổ phiếu đang ở mức đỉnh mọi thời đại, và sự bất ổn trong thị trường có thể khiến các khoản đầu tư nhạy cảm với lợi suất gặp rủi ro lớn. Các cổ phiếu phòng thủ có thể chịu áp lực nếu lợi suất tiếp tục tăng. Tuteja gợi ý rằng việc mua quyền chọn bán trên rổ cổ phiếu công nghệ không sinh lời (GSXUNPTC) là cách tốt nhất để hưởng lợi từ một báo cáo CPI cao và lợi suất tăng.
Theo Lou Miller, thị trường hiện đang chú trọng vào câu chuyện tăng trưởng hơn là lạm phát. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 đang tiến gần mức P/E dự phóng là 22x (so với mức 1x của năm 2021), lợi nhuận thuần có khả năng cao hơn mức bình thường khi chúng ta bước vào giai đoạn bầu cử quan trọng. Do đó, diễn biến lạm phát rất quan trọng và cần theo dõi. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm hiện đang cao hơn 45 điểm cơ bản so với mức đáy, và nếu lạm phát có phần dai dẳng hơn (giá dầu và tình hình kinh tế Trung Quốc phục hồi), điều này có thể dần dần thay đổi câu chuyện "Goldilocks" hiện tại, khi mà Fed cắt giảm lãi suất trong khi tăng trưởng Mỹ và xu hướng lợi nhuận đang cải thiện. Các dữ liệu lịch sử cho thấy 6 tháng sau khi cắt giảm lãi suất không xảy ra suy thoái thường có kết quả tốt cho các cổ phiếu có đặc điểm: tăng trưởng tốt, biên lợi nhuận cao, xu hướng dài hạn, cổ phiếu lớn, v.v.. Chúng tôi sẽ xem xét việc bán khống các cổ phiếu chất lượng thấp có thời gian đáo hạn dài để phòng ngừa rủi ro lạm phát nếu CPI tăng cao, vì một nền kinh tế kiên cường có thể gây áp lực lên lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Thêm vào đó, các yếu tố mùa vụ và sự không chắc chắn trong bầu cử có thể tiếp tục tạo áp lực lên các mô hình doanh nghiệp có rủi ro cao.
Kết luận: Báo cáo CPI rất quan trọng. Dữ lạm phát nóng hơn có thể sẽ hỗ trợ cho các tài sản rủi ro vào thứ Năm tuần trước, tuy nhiên, sau báo cáo việc làm tuần trước, thì phản ứng của thị trường đã bị đảo ngược, số liệu CPI lõi càng yếu sẽ càng thúc đẩy giá cổ phiếu, và dữ liệu CPI nóng có khả năng gây ra tình tràng bán tháo ồ ạt trên thị trường chứng khoán.
Zerohedge