Tháng 11 hỗn loạn của thị trường tài chính khi Omicron xuất hiện

Tháng 11 hỗn loạn của thị trường tài chính khi Omicron xuất hiện

11:13 05/12/2021

Việc phát hiện ra biến chủng Omicron của virus corona cuối tháng 11 đã khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo, với hầu hết loại tài sản trên toàn cầu đều biến động mạnh.

Cảnh báo từ công ty Moderna rằng các vaccine hiện tại không thể chống lại Omicron trở thành đòn giáng mạnh cho các thị trường tài chính. Làn sóng bán tháo mới được kích hoạt đối với tất cả loại tài sản nhạy cảm với tâm lý của nhà đầu tư.

Hãy nhìn lại thị trường tháng 11 khi dịch Covid-19 tái xuất.

Chứng khoán thế giới bốc hơi gần 2.000 tỷ USD

Chỉ số theo dõi chứng khoán thế giới của MSCI, gồm 50 quốc gia, “bốc hơi” khoảng 2.000 tỷ USD kể từ giữa tháng 11. Số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt cùng với việc các quốc gia, như Áo và Hà Lan, tái áp dụng các biện pháp hạn chế là dấu hiệu cảnh báo cho thị trường. Nhưng mãi đến sau khi Nam Phi xác định được biến chủng mới Omicron, làn sóng bán tháo mới nhanh chóng lan rộng.

covid-2-2272-1638638722.jpg

Chỉ số theo dõi chứng khoán thế giới của MSCI, gồm 50 quốc gia, “bốc hơi” khoảng 2.000 tỷ USD kể từ giữa tháng 11. Ảnh: Reuters.

Sự phục hồi của phiên 29/11 cũng nhanh chóng bị “xóa sổ” ngay trong phiên hôm sau khi thị trường tiếp nhận bình luận từ CEO của Moderna và những cảnh báo khác rằng có thể mất 3 – 4 tháng để sản xuất lại vaccine đặc trị cho Omicron.

Những nỗi sợ liên quan tới Omicron khiến cổ phiếu ngành du lịch và giải trí ở châu Âu ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên ảnh hưởng đến thị trường thế giới hồi tháng 3/2020. Các cổ phiếu này giảm hơn 20% trong tháng 11.

Giá dầu sụp đổ

Giá dầu giảm 15% trong tháng 11, ghi nhận tháng tồi tệ nhất kể từ khi Covid-19 bùng phát. Tất nhiên, trước đó, giá hàng hóa này đã tăng hơn 400% so với thời điểm xuống đáy hồi đầu năm ngoái.

covid-3-7644-1638638722.png

Giá dầu giảm 15% trong tháng 11, ghi nhận tháng tồi tệ nhất kể từ khi Covid-19 bùng phát. Ảnh: Reuters.

Câu chuyện tăng lãi suất được đặt lên bàn cân

Thị trường tiền tệ thời gian gần đây thảo luận nhiều hơn về việc giới hoạch định chính sách thế giới sẽ tăng lãi suất bao nhiêu trong năm tới. Mọi thứ bị chìm xuống khi tin tức về biến chủng Omicron xuất hiện và chỉ được bàn tán sôi nổi trở lại sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell có những phát biểu “mạnh miệng”.

covid-4-1222-1638638723.png

Thị trường tiền tệ thời gian gần đây thảo luận nhiều hơn về việc giới hoạch định chính sách thế giới sẽ tăng lãi suất bao nhiêu trong năm tới. Ảnh: Reuters.

Giới đầu tư lại đặt cược rằng Mỹ sẽ bắt đầu tăng lãi suất từ tháng 7/2022, sớm hơn dự báo trước đó là tháng 9 cùng năm. Thậm chí tuần trước, đã có một số đặt cược cho tháng 6/2022.

Tương tự trên thị trường tiền tệ Anh, giới giao dịch hiện đánh giá có 50% khả năng ngân hàng trung ương tăng lãi suất 0,15% vào ngày 16/12, giảm từ mức 80% vào tuần trước, theo số liệu của Refinitiv. Tại châu Âu, thị trường lại không kỳ vọng ECB sẽ tăng lãi suất trong năm tới.

Dòng vốn đổ về các tài sản trú ẩn

Một minh chứng rõ ràng cho thấy dòng vốn đang chảy mạnh về các tài sản trú ẩn an toàn là sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường trái phiếu chính phủ. Cú lội ngược dòng này xảy ra sau 3 tháng bị bán tháo liên tục vì giả thuyết rằng các ngân hàng trung ương lớn sẽ phải trì hoãn kế hoạch tăng lãi suất một lần nữa.

covid5-7846-1638638723.png

Trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm ghi nhận một trong những tháng giảm mạnh nhất trong hai năm qua. Ảnh: Reuters.

Trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm giảm khoảng 25 điểm cơ bản trong tháng 11, ghi nhận một trong những tháng giảm mạnh nhất trong hai năm qua.

Trái phiếu chính phủ Mỹ cùng kỳ hạn cũng có tháng giảm đầu tiên sau 3 tháng tăng liên tiếp. Tương tự, trái phiếu ở Anh giảm gần 23 điểm cơ bản trong tháng trước và đây cũng là tháng giảm mạnh nhất kể từ đầu năm ngoái.

Thổ Nhĩ Kỳ và các thị trường mới nổi khác lao dốc

Các thị trường mới nổi bị vùi dập “không thương tiếc” bởi tâm lý lo ngại về biến chủng mới của virus corona và đà tăng của đồng USD.

covid-6-5627-1638638723.png

Giá trị các đồng tiền của thị trường mới nổi so với USD. Ảnh: Reuters.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng lira lao dốc gần 25% trong tháng 11 mà nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này phần lớn đến từ yếu tố nội tại. Dưới áp lực chính trị, ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng hạ lãi suất lần thứ 3 dù lạm phát vọt lên 20%.

Một biến động lớn khác đến từ Nam Phi, nơi biến chủng Omicron lần đầu tiên được phát hiện. Đồng rand giảm hơn 6% so với USD trong tháng 11. Tại Thái Lan, đồng baht cũng giảm 1,5% trong tháng trước và giảm 11% kể từ đầu năm.

Kết quả, chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 4% xuống thấp nhất một năm.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ