Tín dụng tiêu dùng: "Quả bom hẹn giờ" đối với các ngân hàng tại Mỹ

Tín dụng tiêu dùng: "Quả bom hẹn giờ" đối với các ngân hàng tại Mỹ

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

17:30 24/09/2024

“Trong suốt quý vừa qua, những thách thức về tín dụng của chúng tôi đã gia tăng, những người đi vay đang phải vật lộn với lạm phát và chi phí sinh hoạt cao và gần đây, tình hình việc làm đang suy yếu.” theo CEO của Ally Financial.

Vào thứ Ba tuần trước tại một hội nghị nhà đầu tư, CEO của ALLY đã thừa nhận rằng các khoản nợ quá hạn và khoản phí do khách hàng không trả nợ đã tăng đáng kể so với dự đoán trong mô hình kiểm soát rủi ro nội bộ mà ban quản lý đưa ra vào tháng 7 và tháng 8. Ông chia sẻ thêm rằng công ty dự kiến ​​khoanh nợ sẽ tăng trong tương lai và thừa nhận rằng "khách hàng vay vốn của ALLY đang phải vật lộn với lạm phát và chi phí sinh hoạt cao". Cổ phiếu đã lao dốc, đóng cửa giảm 17.6%.

Lời thừa nhận của CEO ALLY đã ảnh hưởng sang các cổ phiếu như Credit Acceptance, CarMax, AutoNation, Capital One và các ngân hàng lớn trên Phố Wall.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay mua ô tô dưới chuẩn hiện cao hơn một chút so với thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng các khoản vay ô tô dưới chuẩn gần đây đang "nóng lên" nhanh chóng. Trong số các khoản vay ô tô dưới chuẩn bắt đầu trong năm 2023, 13.4% đã quá hạn từ 30 đến 90 ngày. Một vấn đề khác mà các doanh nghiệp cho vay ô tô đang phải đối mặt là tỷ lệ thu hồi nợ từ các khoản vay bị tịch thu tài sản để thế nợ (số tiền vay trừ đi số tiền nhận được từ việc bán xe bị tịch thu) đang ở mức thấp kỷ lục.

Tóm lại, các công ty như ALLY và CACC sẽ phải chứng kiến ​​tình trạng nợ quá hạn, vỡ nợ và mức độ tổn thất ngày càng tăng trong mảng cho vay mua ô tô của họ.

Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp cho vay mua ô tô. Xu hướng tương tự cũng đang ảnh hưởng đến các công ty cho vay thẻ tín dụng như Capital One (đang sáp nhập với Discover Financial). Ngay cả tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ vỡ nợ đối với các khoản vay thế chấp nhà ở cũng bắt đầu tăng. Tỷ lệ này được cho là cao hơn so với những gì các ngân hàng sẵn sàng tiết lộ, nhưng đến một lúc nào đó, sự thật sẽ lộ diện.

Các vấn đề trên chỉ đề cập đến tình trạng khó khăn ngày càng tăng về vay tiêu dùng. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản thương mại cũng đối mặt với tình trạng tương tự, vốn các ngân hàng lớn của Wall Street cũng không thể tránh khỏi. Đối với các khoản nợ LBO và CRE, mặc dù không chiếm tỷ lệ cao trong bảng cân đối của các ngân hàng "quá lớn để có thể sụp đổ", nhưng tổng giá trị của cả hai loại nợ này đều lên tới hàng trăm tỷ USD, và khả năng trả nợ của người đi vay không mấy khả quan.

Thêm vào đó là khoản 1.832 nghìn tỷ USD mà Goldman Sachs, JP Morgan và Morgan Stanley cho các quỹ đầu cơ vay. Các con số này tính đến cuối tháng 3 và có khả năng còn cao hơn ở hiện tại. Cả ba ngân hàng này đều đã phá sản vào năm 2008 nếu không có sự hỗ trợ của Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính bằng việc in tiền và sử dụng khoản tiền của người nộp thuế.

Bên cạnh đó, phải kể đến các công cụ phái sinh OTC. Mỗi khoản vay đã đề cập ở trên đều liên quan đến một lượng lớn các sản phẩn phái sinh OTC. Đạo luật Dodd-Frank năm 2010, vốn được cho là sẽ khiến hệ thống ngân hàng và tài chính minh bạch hơn cũng như tạo ra các "hàng rào bảo vệ" xung quanh việc phát hành các sản phẩm phái sinh của các ngân hàng lớn, thực tế lại giúp các ngân hàng dễ dàng che giấu rủi ro của các sản phẩm phái sinh ngoại bảng.

Theo một báo cáo từ Wall Street On Parade, dựa trên số liệu của Hội đồng Thanh tra Các Tổ chức Tài chính Liên bang (Federal Financial Institutions Examinations Council), các ngân hàng lớn nhất của Wall Street đã nắm giữ hơn 192 nghìn tỷ USD công cụ phái sinh tính đến cuối năm 2023. Cụ thể, các ngân hàng lớn nhất theo thứ tự lần lượt là Goldman Sachs, JP Morgan, Citigroup và Bank of America. Các ngân hàng lập luận rằng rủi ro của các công cụ phái sinh được bù đắp hoặc phòng ngừa thông qua việc chuyển rủi ro cho các bên liên quan. Nhưng đó là lập luận họ đưa ra vào năm 2008. Các mô hình trong năm 2008 đã đánh giá thấp rủi ro vỡ nợ của các bên liên quan, và không còn nghi ngờ gì nữa, điều đó đang lặp lại.

Điểm mấu chốt ở đây là tất cả các "quả bom tài chính" đã nổ ra vào năm 2008 có thể nổ thêm lần nữa. Nhưng lần này, các khoản nợ tồn đọng lớn hơn rất nhiều, và do những thay đổi trong tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng và kế toán, nhìn chung, chất lượng tín dụng của tổng thể các khoản vay và rủi ro đối với các sản phẩm phái sinh đang thấp hơn.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp cần giải quyết nhanh chóng các vấn đề ngân sách nếu không muốn trở thành "quý ông thâm hụt" của châu Âu
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Pháp cần giải quyết nhanh chóng các vấn đề ngân sách nếu không muốn trở thành "quý ông thâm hụt" của châu Âu

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân sách, áp lực tăng thuế và cải cách chi tiêu công trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm. Với thời gian hạn hẹp, Barnier phải cân bằng giữa yêu cầu đóng góp từ các tập đoàn lớn và cải thiện hiệu quả tài chính của đất nước.
Tân tổng thống sẽ là người "mở đường" cho tương lai tươi sáng hơn của nước Mỹ - giải quyết bài toán ngân sách?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Tân tổng thống sẽ là người "mở đường" cho tương lai tươi sáng hơn của nước Mỹ - giải quyết bài toán ngân sách?

Khi lịch sử xoay chuyển và những nhu cầu cấp bách trở thành động lực của sự phát minh, thường thì thời điểm đó đã muộn màng. Đó chính là tình trạng rối loạn tài chính nghiêm trọng của nước Mỹ hiện nay. Hoàn toàn không có cơ hội nào, dù chỉ là nhỏ nhoi, rằng Đảng Cộng hòa dưới ảnh hưởng của Trump hoặc Đảng Dân chủ bị kiểm soát bởi nhóm quyền lực ở Washington sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn “cỗ máy tài chính” của nước Mỹ không bước đến thảm họa. Nguyên nhân của tình trạng này là do thỏa thuận của UniParty. Đây là một liên minh dành riêng cho việc duy trì nguyên trạng tài chính tại tất cả các khía cạnh của ngân sách.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ