Dữ liệu kinh tế được công bố trong suốt tuần này có thể cho biết tình hình hoạt động của nền kinh tế và có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của các nhà hoạch định chính sách Fed trước cuộc họp của họ vào ngày 30/4 đến 1/5.
''Cú hớ'' của thị trường chứng khoán Mỹ trong ba tuần qua chỉ là khởi đầu của một đợt bán tháo có khả năng sẽ trầm trọng hơn cùng với các rủi ro vĩ mô gia tăng, bao gồm lợi suất trái phiếu chính phủ tăng, đồng USD mạnh và giá dầu cao, theo trưởng nhóm chuyên gia chiến lược thị trường Marko Kolanovic của JPMorgan Chase.
Giá vàng tiếp tục giảm sau phiên giảm mạnh nhất trong gần hai năm, do căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt và các dấu hiệu cho thấy Fed sẽ duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn, làm hạn chế nhu cầu.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) được nhiều người dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành vào thứ Sáu, khi các nhà đầu tư tập trung vào dấu hiệu bớt dovish hơn trong bối cảnh đồng yên giao dịch quanh mức thấp nhất trong 34 năm.
Sự đảo chiều của thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản sau gần một thập kỷ đã làm dấy lên làn sóng chuyển dịch đầu tư từ ngân hàng sang các quỹ phòng hộ với triển vọng có lợi nhuận cao hơn.
Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki cho biết hôm thứ Ba rằng, chính quyền Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài để giải quyết tình trạng biến động quá mức trên thị trường ngoại hối.
Các quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang bám sát kế hoạch cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm nay, ngay cả khi lạm phát cao hơn ở Mỹ làm trì hoãn việc nới lỏng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và căng thẳng ở Trung Đông khiến giá dầu tăng cao.
Một cuộc khảo sát của Fed vào hôm thứ 4 cho thấy hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ tăng nhẹ từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4 và các công ty cho thấy họ kỳ vọng áp lực lạm phát sẽ ổn định, tiếp tục xu hướng gần đây khiến ngân hàng trung ương không thể cắt giảm lãi suất
USDJPY đã leo lên mức cao nhất mới trong 34 năm trong phiên giao dịch trầm lắng vào thứ Hai. Các nhà đầu tư thận trọng trước lập trường tiếp tục giữ lãi suất cao của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), đồng thời vẫn cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu can thiệp nào của Nhật Bản để hỗ trợ JPY đang suy yếu.