Tổng thống Biden và triển vọng bầu cử giữa nhiệm kỳ - Thành bại tại lạm phát

Tổng thống Biden và triển vọng bầu cử giữa nhiệm kỳ - Thành bại tại lạm phát

Đặng Hải Phú

Đặng Hải Phú

Junior Analyst

18:00 29/06/2022

Lạm phát cao ở mức nguy hiểm có thể khiến Tổng thống Biden và đảng Dân chủ phải trả giá trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới

Lạm phát đang là mối quan tâm hàng đầu với Tổng thống Biden
Lạm phát đang là mối quan tâm hàng đầu với Tổng thống Biden

Ba mươi năm trước, chiến lược gia chính trị của đảng Dân chủ James Carville đã tập trung cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Bill Clinton với câu khẩu hiệu “Vấn đề chính là kinh tế, đồ ngốc!”. Nước Mỹ khi đó vừa trải qua một cuộc suy thoái tương đối ngắn và nhẹ một phần do giá dầu tăng mạnh sau cuộc xâm lược Kuwait của Saddam Hussein. Trước sự phục hồi kinh tế chậm chạp và sự tranh cử độc lập của Ross Perot (người đã lấy đi phiếu bầu của Tổng thống khi đó là George H.W. Bush), chiến thắng của Clinton là điều dễ thấy.

Ngày nay, thị trường việc làm của Hoa Kỳ vẫn phục hồi, với việc tạo việc làm lành mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thấp và gần như có hai cơ hội việc làm cho mỗi người thất nghiệp. Nhưng lạm phát cao một cách nguy hiểm đã khiến người Mỹ rất không hài lòng với nền kinh tế. Ở mức 8,6% vào tháng 5, tỷ lệ lạm phát chỉ số giá tiêu dùng hàng năm cao gấp bốn lần mức bình thường của những thập kỷ gần đây và đã vượt xa tốc độ tăng lương, khiến hầu hết các gia đình có thu nhập thực tế giảm. Ngay cả lạm phát lõi - không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng - đang ở mức 6%, cao hơn so với các nền kinh tế lớn khác. Không ai dưới 60 tuổi đã trải qua điều này trong cuộc đời trưởng thành của họ.

Tệ hơn nữa, khả năng xảy ra suy thoái đang gia tăng. Số lượng nhà xây mới và doanh số bán lẻ đang đình trệ, thị trường cổ phiếu và trái phiếu đang báo hiệu những vấn đề ở phía trước. Còn rất ít dư địa cho chính sách tiền tệ hay tài khóa để đối phó với suy thoái, chi tiêu tài khóa mạnh tay của ba nhiệm kỳ trước khiến đất nước gặp khó khăn trước việc chi trả chi phí An sinh xã hội và bảo hiểm y tế đang tăng cao, chưa kể đến nhu cầu hiện hữu cho chi tiêu quốc phòng.

Với việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hiện tăng lãi suất mục tiêu, lạm phát có thể giảm bớt vào năm tới. Nhưng tác động chậm của lãi suất cao hơn, kết hợp với kỳ vọng lạm phát gia tăng (theo khảo sát người tiêu dùng và thị trường trái phiếu), cho thấy rằng sẽ phải mất một khoảng thời gian để Fed đạt được mục tiêu 2%.

Trong lúc đó, các cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ sẽ trút bỏ sự thất vọng của họ đối với Tổng thống Joe Biden và Đảng Dân chủ, bắt đầu từ cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 năm nay, khi đảng Cộng hòa có thể sẽ nắm quyền kiểm soát Hạ viện và có thể cả Thượng viện. Một lần nữa, "Vấn đề chính là kinh tế, đồ ngốc."

Tổng thống Biden đã nhiều lần tuyên bố rằng lạm phát gia tăng ngày nay chỉ là tạm thời và không ai dự báo lạm phát cao và kéo dài. Rõ ràng ông ta đã sai, có lẽ do các cố vấn của ông thiếu thông tin. Lawrence H. Summers, một cố vấn kinh tế hàng đầu trong chính quyền Obama, cảnh báo đảng của ông vào đầu năm 2021 rằng 1,9 nghìn tỷ USD chi tiêu bổ sung có thể sẽ thúc đẩy lạm phát. Sau đó ít lâu, tôi đã cảnh báo về lạm phát tăng cao và những rủi ro lớn hơn đối với tăng trưởng. Tuy nhiên, chính phủ vẫn tiếp tục thúc đẩy một chương trình nghị sự về chi tiêu công lớn và tăng thuế doanh nghiệp và cá nhân.

Thay vì sửa sai, Nhà Trắng đã cố gắng đổ lỗi cho việc lạm phát gia tăng và cách hiểu sai về nền kinh tế của chính họ. Viện dẫn các yếu tố như cuộc chiến của Nga ở Ukraine, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và các tập đoàn “tham lam”, Biden và người phát ngôn của ông lập luận rằng vì lạm phát cao là một hiện tượng toàn cầu nên không thể đổ lỗi cho chính sách của họ. Tuy nhiên, những yếu tố trên không thể so sánh với lượng cầu dư thừa bất thường được tạo ra bởi các chính sách tài khóa và tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo ở Hoa Kỳ. Gói chi tiêu vào đầu năm 2021 lớn hơn nhiều so với khoảng cách giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng. Vấn đề lớn nhất của Biden không phải là thông điệp kém hoặc sự ngộ nhận của công chúng; đó là các chính sách của ông ta.

Tuy nhiên, Biden xứng đáng được đánh giá cao vì tôn trọng sự độc lập của Fed khi Fed theo đuổi thắt chặt tiền tệ. Điều đó khiến ông ta trở nên khác biệt so với người tiền nhiệm hay được so sánh với ông: Jimmy Carter. Trong bối cảnh lạm phát thậm chí còn tồi tệ hơn bây giời, Carter đã yêu cầu Fed giảm lãi suất, điều được cho là không hiểu gì về kinh tế.

Thành công hay thất bại của Biden luôn phụ thuộc vào ba yếu tố. Đầu tiên là cách ông ấy xử lý tất cả các vấn đề khó lường nảy sinh trong nhiệm kỳ tổng thống. Thứ hai, ông ta không chỉ cần thể hiện rằng ông ta có thể học hỏi từ những sai lầm của chính quyền Barack Obama, mà còn sẵn sàng tiếp tục - và sửa đổi khi cần thiết - một số điều đã hoạt động trong chính quyền Trump. Sau cùng, các cố vấn kinh tế của ông ấy cần sự hỗ trợ của Biden để giành chiến thắng trong các cuộc chiến nội bộ và ngăn chặn những điều vô nghĩa tốn kém đang được rao bán bởi “những người tiến bộ” ngày nay. Thật không may, cho đến nay ông ấy đã thất bại trong cả ba việc.

Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu Biden có đủ khôn ngoan để đi theo con đường mà Clinton đã đi sau thất bại tan nát của Đảng Dân chủ vào giữa nhiệm kỳ năm 1994 hay không, khi chính quyền của ông trở nên trung lập, làm việc hiệu quả với cả Đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa

Để làm như vậy, Biden phải từ bỏ các chính sách thiếu hiểu biết về kinh tế của mình. Ông đã yêu cầu chi tiêu nhiều hơn nữa để giúp các hộ gia đình đang phải chịu đựng lạm phát mà chính chi tiêu công đã tạo ra. Ông cũng đồng thời kêu gọi chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chê trách các công ty dầu khí của Mỹ không sản xuất nhiều hơn, mặc dù các chính sách của chính ông đã làm giảm động lực đầu tư của họ. Trong trường hợp không có sản lượng trong nước lớn hơn, ông đã "tán tỉnh" Venezuela và Saudi Arabia, tìm cách thuyết phục họ tăng sản lượng dầu.

Cách tiếp cận khôn ngoan hơn sẽ là áp dụng chương trình nghị sự về cải cách thuế và quản lý theo hướng hỗ trợ tăng trưởng,(như Tổng thống John F. Kennedy), với việc kiểm soát chi tiêu và giảm thâm hụt để bổ sung cho nỗ lực của Fed nhằm kiềm chế lạm phát mà không gây ra suy thoái. Thật không may, cả Biden và những người còn lại trong Đảng của ông đều không thể hiện bất kỳ khuynh hướng nào đối với các chính sách như vậy. Thay vào đó, họ đang vận động về các vấn đề xã hội như quyền phá thai và kiểm soát súng để củng cố sự ủng hộ của họ.

Đây là một cách tiếp cận đầy rủi ro, đặc biệt khi xem xét rằng Đảng Dân chủ vốn đã dễ bị tổn thương trong các vấn đề như nhập cư bất hợp pháp và tội phạm gia tăng. Người dân đang rời bỏ các thành phố vốn là lãnh thổ của Đảng dân chủ (San Francisco đã mất 6,3% dân số), hoặc mua súng để tự vệ. Trong khi đảng Dân chủ tập trung vào các vấn đề xã hội, các cử tri chủ yếu lo ngại về giá cả tăng cao, điều này thể hiện rõ ràng hàng ngày tại các trạm bơm xăng và cửa hàng tạp hóa. Vấn đề chính là Lạm phát, đồ ngốc!

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ