Tương lai bất định của Hồng Kông: liệu Hồng Kông có còn là trung tâm tài chính toàn cầu?

Tương lai bất định của Hồng Kông: liệu Hồng Kông có còn là trung tâm tài chính toàn cầu?

08:29 10/06/2020

Trung tâm tài chính trị giá 10 nghìn tỷ đô la đang trong cơn bão địa chính trị. Kịch bản cơ sở đưa chúng ta đến viễn cảnh Hồng Kông bị giảm giá trị và vị thế, thay vì hào quang như trước. Các công ty có mối quan hệ làm ăn với Trung Quốc vẫn sẽ không tìm thấy nơi nào tốt hơn tại đây, nhưng các hoạt động kinh doanh khác có thể dễ dàng chuyển sang một nơi ít gây tranh cãi hơn.

Cách tốt nhất để hiểu được vai trò của Hồng Kông trong hệ thống tài chính toàn cầu theo ngôn ngữ kinh tế là nghĩ về nó như một chiếc máy biến áp kết nối hai mạch với các điện áp khác nhau. Một mạch là hệ thống tài chính toàn cầu với dòng vốn tự do, tự do thông tin và luật pháp. Mạch còn lại là hệ thống tài chính khổng lồ và đang phát triển của Trung Quốc với các biện pháp kiểm soát vốn, kiểm duyệt thông tin và các hợp đồng với luật pháp nghiêm ngặt.

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong khi đó Hồng Kông đã khéo léo định vị vai trò của mình ở giữa, để trở thành một trong những trung tâm tài chính quốc tế quan trọng nhất thế giới, chỉ sau New York và London. Xung quanh cảng Victoria của Hồng Kông, các ông trùm công nghệ nổi tiếng của Trung Quốc bán cổ phiếu cho các quỹ phòng hộ của California, còn ngân hàng trung ương của vùng tự trị này đang phát hành các khoản vay để tài trợ cho dự án "Vành đai và Con đường", đồng thời chính quyền sở tại đã can thiệp kiểm soát tỷ giá hối đoái một cách chặt chẽ. Hầu hết các hoạt động kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp phương Tây đều được giám sát bởi các tòa án và cơ quan quản lý độc lập, và được quy đổi theo đồng đô la - loại tiền dự trữ thế giới. Điều này có nhiều điểm chung với các quốc gia đối thủ giàu có và thịnh vượng hơn là so với Bắc Kinh hay Thượng Hải.

Trong trường hợp chiếc máy biến áp này gặp trục trặc, nó có thể trở nên kém hiệu quả hơn hoặc thậm chí, trong trạng thái cực đoan là bị nổ tung. Rủi ro đối với trung tâm tài chính toàn cầu này đang gia tăng trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày một lấn sâu vào vào hệ thống chính quyền và pháp lý của Hồng Kông. Theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, Hồng Kông sẽ được xem là vùng tự trị cho đến ít nhất là năm 2047. Tuy nhiên, vào ngày 28 tháng 5, Trung Quốc đã ban hành một đạo luật an ninh quốc gia để ngăn chặn các hành động đòi ly khai và chủ nghĩa khủng bố trên vùng lãnh thổ này. Đáp lại, Nhà Trắng đã đề xuất loại bỏ một số đặc quyền pháp lý mà Hồng Kông đang được hưởng, những đặc quyền đã giúp nước này được tự do kết nối với nền kinh tế toàn cầu.

Hồng Kông rất có thể phải đối mặt với kịch bản đó là sự suy yếu dần dần cho đến khi trôi tuột khỏi vị trí là một trung tâm tài chính toàn cầu và ngày càng hướng về Trung Quốc đại lục hơn. Khi đó, Trung Quốc sẽ phải nỗ lực nhiều trong việc kiểm soát một thị trường vốn kém hiệu quả, làm tăng chi phí vốn của các doanh nghiệp trong nước. Trường hợp xấu nhất, dù khó có thể xảy ra nhưng không phải là không thể xảy ra đó là việc mất kiểm soát một thị trường tài chính khổng lồ trị giá 10 nghìn tỷ đô la, gây ra một cú sốc trên khắp Trung Quốc và châu Á. Các nhà quản lý và quan chức địa phương thường gọi đây là một phản ứng hạt nhân.

Khi Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, đó là một trung tâm tài chính sôi động được biết đến với những ông trùm giàu có, nhưng không phải là một cường quốc toàn cầu. Kể từ đó Hồng Kông đã chuyển mình. Quy mô thị trường lớn gấp chín lần so với năm 2000, nằm trong top bốn thị trường vốn và đứng thứ ba trong số các trung tâm tài chính toàn cầu (xem hình 1). Hồng Kông đã nhanh chóng tiếp thu được những "mánh khoé" trên thị trường tài chính đầy năng động và mới mẻ, bao gồm cách bán các công cụ phái sinh, ngân hàng tư nhân, Fintech và bảo hiểm nhân thọ. Các doanh nghiệp tài chính đã nhảy vào cung cấp các dịch vụ tài chính mà Trung Quốc đại lục không thể cung cấp hoặc không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp.

Trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, Hồng Kông đã giúp các công ty thuộc sở hữu nhà nước  của Trung Quốc phát hành công khai lần đầu ra công chúng, và sau đó chuyển sang các công ty tư nhân. Kể từ năm 2014, Hồng Kông đã ra mắt dịch vụ “Kết nối chứng khoán” qua nền tảng kết nối trực tuyến cho phép giao dịch chứng khoán xuyên biên giới nhưng chỉ giới hạn giữa Hồng Kông và đại lục, hiện hệ thống này chiếm 8% số lượng cổ phiếu giao dịch tại Hồng Kông. Ngay cả khi các công ty Trung Quốc đã từ chối sử dụng các dịch vụ trên thị trường Hồng Kông, họ cũng vẫn phải cân nhắc Hồng Kông, thể hiện trong các giấy tờ pháp lí và các bản cáo bạch được thiết kế bởi các luật sư và kế toán của mình. Khi Alibaba - công ty có giá trị nhất Trung Quốc được niêm yết tại New York vào năm 2014, bản cáo bạch của họ đã đề cập đến Hồng Kông 72 lần (vào tháng 11 năm ngoái, Hồng Kông lại được nhắc đến một lần nữa, vì lo ngại Mỹ sẽ cấm các công ty Trung Quốc niêm yết chứng khoán trên Phố Wall).

Hình 1: Bảng xếp hạng các trung tâm tài chính trên thế giới

Tất nhiên, thị trường tài chính của Trung Quốc đại lục cũng đã mở rộng. Thượng Hải có vốn hóa thị trường chứng khoán ngang bằng với Hong Kông, và thị trường trái phiếu của Trung Quốc cũng có quy mô rất lớn. Các giám đốc của các ngân hàng toàn cầu đặc biệt lưu tâm tới sức mạnh của các doanh nghiệp tại Thâm Quyến, nơi mà thị trường chứng khoán có quy mô hơn 2,000 công ty. Nhưng quy mô lại không không tương thích với các yêu cầu của các nhà đầu tư toàn cầu. Tiêu chuẩn công khai minh bạch tại đây rất tệ; Chính phủ đôi khi có thể làm giá; vốn di chuyển qua biên giới khá khó khăn; và thậm chí ở một số khu vực sơ khai của Trung Quốc đại lục các tiêu chuẩn trên còn ở dưới mức cơ bản cần phải có. Thành phố này hiện chỉ chiếm 1.6% giao dịch tiền tệ toàn cầu, và khoảng 0.2% hoạt động phái sinh lãi suất trên toàn thế giới.

Các tài phiệt địa phương, vốn từ lâu thống trị kinh tế Hong Kông, sẽ dần mất vị thế

Một điều dễ thấy là thị trường Hồng Kông đang ngày một hướng về Trung Quốc đại lục nhiều hơn. Ví dụ như thị phần của các doanh nghiệp địa phương trên thị trường chứng khoán tính theo giá trị đã giảm từ 69% năm 2000 xuống còn 24% hiện nay. Một số ít doanh nghiệp, chẳng hạn như đế chế liên doanh Li Ka-shing và Jardine Matheson, đã kín đáo thoái vốn một cách thành công khỏi Hồng Kông và Trung Quốc. Nhưng hầu hết các công ty Hồng Kông đã biến mất một cách khó tin, và không có công ty Hồng Kông nào tồn tại được lâu dài ở đại lục. Trong khi đó, thị phần của các công ty đại lục trên thị trường chứng khoán Hồng Kông đã tăng từ 31% lên 73%, chín trong số mười công ty có giá trị nhất Trung Quốc đã được niêm yết tại Hồng Kông, bao gồm cả Tencent (gã khổng lồ công nghệ) và công ty bảo hiểm Ping An (công ty bảo hiểm có giá trị nhất thế giới). Nền kinh tế Trung Quốc không quá phụ thuộc vào vốn nước ngoài. Nhưng dựa trên tổng số liệu phát hành cổ phiếu và trái phiếu bằng đô la, khoảng hai phần ba lượng vốn xuyên biên giới mà họ huy động được đến từ thị trường vốn hóa Hồng Kông.

Đáng chú ý, ngay cả khi Hồng Kông đã được trao trả cho Trung Quốc, cơ sở hạ tầng tài chính vẫn tương tự như nền kinh tế phương Tây tiên tiến. Việc xây dựng hiến pháp theo chế độ “một quốc gia, hai chế độ” có một loạt các lợi ích vượt ra ngoài quy định của pháp luật. Một lợi ích đến từ tòa án là các nhà quản lý độc lập, đẳng cấp thế giới, bao gồm Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA), ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý chứng khoán. Các quy tắc của các cơ quan này liên quan đến việc yêu cầu các công ty và công ty tài chính ở Hồng Kông, đặc biệt là các công ty lớn, phải đạt được một tiêu chuẩn hợp lý về quản trị doanh nghiệp và có chế độ kế toán tuân thủ chặt chẽ và công bố thông tin kịp thời. Tự do ngôn luận có nghĩa là các công ty và thị trường chứng khoán phải chịu sự giám sát, đây là một phần thiết yếu của quá trình hình thành giá trong các thị trường hoạt động hiệu quả.

Những tiêu chuẩn chặt chẽ như vậy giúp Hồng Kông đã được cấp quyền thâm nhập vào các trung tâm của hệ thống tài chính phương Tây, một nơi mà Trung Quốc chỉ có thể mơ ước chứ khó có thể chạm tới. Đạo luật chính sách Hồng Kông của Mỹ năm 1992, mặc dù mơ hồ nhưng đã đề cập đến việc Mỹ nên coi lãnh thổ Hồng Kông như là một khu vực hải quan riêng biệt và đảm bảo được khả năng chuyển đổi tiền tệ. Có nhiều các thỏa thuận ít được biết đến khác nữa. Ví dụ như, Các công ty Hồng Kông được đối xử công bằng như các công ty Mỹ bởi cơ quan quản lý phái sinh của Mỹ; Ủy ban sát chứng khoán Phố Wall có một thỏa thuận với Hồng Kông; và vùng lãnh thổ này nằm trong hội đồng giám sát của CLS- một nền tảng thanh toán tiền tệ toàn cầu được hỗ trợ bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nơi có thể giao dịch bằng tiền Hồng Kông. Hầu hết các giám sát viên ngân hàng và nhân viên quản trị rủi ro đối xử với các đối tác ở Hồng Kông giống như một người ở Heidelberg (một thành phố thuộc nước Đức). Đây là tất cả các đặc quyền và biểu tượng mà Trung Quốc và đồng nhân dân tệ không có được và có lẽ sẽ không bao giờ có được.

Trong số tất cả các đặc quyền của Hồng Kông, điều quan trọng nhất là vai trò là trung tâm thống trị trong việc tài trợ vốn nước ngoài bằng đô la ở khu vực châu Á, một nơi mà Fed đã dung thứ, dù không được khuyến khích. Kể từ năm 1983, giá trị tiền tệ tại Hồng Kông đã được neo vào đồng bạc xanh, được hỗ trợ bởi dự trữ ngoại tệ khoảng 440 tỷ đô la, gấp đôi giá trị của nguồn cung tiền địa phương (theo định nghĩa hẹp chỉ áp dụng trong lãnh thổ Hồng Kông). Các công ty kinh doanh tiền tệ Hồng Kông tin vào giả định rằng giá trị tiền tệ của họ có mối quan hệ chặt chẽ với đồng bạc xanh.

Hình 2: Tỉ lệ đô la hóa trong các giao dịch tại Hồng Kông

Quan trọng hơn, họ cũng tin rằng giá trị đô la Hồng Kông có thể phụ thuộc hoàn toàn và đồng đô la Mỹ. Niềm tin này giải thích tại sao rất nhiều hoạt động được quy đổi sang đô la Mỹ, bao gồm 97% giao dịch ngoại hối, 58% cho vay xuyên biên giới và các sản phẩm ngân hàng khác, 43% các công cụ phái sinh xuyên biên giới và 37% tiền gửi (xem hình 2 ). Giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp xuyên biên giới niêm yết bằng đồng đô la Mỹ là 4 nghìn tỷ đô la, tương đương với một phần mười giá trị của thị trường chứng khoán Mỹ.

Kết nối với New York

Để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, Hồng Kông dựa vào cơ sở hạ tầng thanh toán nội địa, liên kết với thị trường tiền Mỹ. Một động mạch tiền tệ, được gọi là “trò chuyện USD”, cho phép các ngân hàng trong vùng lãnh thổ này giao dịch bằng đồng đô la với nhau và sau đó được kết nối với New York thông qua HSBC, một ngân hàng có trụ sở chính ở London, nhưng hầu hết các hoạt động kinh doanh lại nằm ở châu Á. Tổng giá trị thanh toán được bơm qua hệ thống này lên tới 10.4 nghìn tỷ đô la vào năm ngoái. Chín trong số mười ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc cũng đã tận dụng hệ thống này bằng cách sử dụng các tài khoản “trò chuyện USD” mở tại HSBC. Mặc dù không thể ước tính bao nhiêu phần trăm trong tổng số thanh toán bằng đồng đô la Mỹ của Trung Quốc sử dụng cơ chế này, vì rất khó để phân tách và tính toán. Trung Quốc không có lựa chọn thay thế. Họ có thể sử dụng thỏa thuận có tên gọi là Bespoke với các ngân hàng phương Tây. Năm ngân hàng đại lục đã tham gia vào một hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng bằng đô la Mỹ, được gọi là CHIPS, được vận hành bởi Trung tâm Thanh toán bù trừ LLC tại New York.

Các công ty tài chính khá yên tâm khi đặt trụ sở tại Hồng Kông bởi vùng lãnh thổ này được đảm bảo đối xử công bằng, có vị thế tốt trên bản đồ tài chính so với phần còn lại của thế giới và tiền được neo vào Đô la Mỹ. Vùng lãnh thổ này có 163 ngân hàng được cấp phép hoạt động, ba trong số năm ngân hàng lớn nhất tại đây là thuộc quyền kiểm soát của phương Tây, có 1600 nhà quản lý tài sản tài ba đến từ nhiều quốc gia, và nguồn tiền đổ vào thị trường tài chính này một nửa đến từ Mỹ, Châu Âu, và các quốc gia châu Á khác (ngoài Trung Quốc).

Trong khi các ngân hàng đầu tư đại lục thống trị thị trường đại lục, các ngân hàng phương Tây vẫn có lợi thế vì nắm trong tay các thỏa thuận xuyên biên giới phức tạp. Bốn trong số năm nhà bảo lãnh cho thương vụ phát hành nổi tiếng gần đây của Alibaba là đến từ Mỹ hoặc châu Âu, bao gồm Morgan Stanley và Credit Suisse. Sự tham gia của nhiều công ty toàn cầu ở Hồng Kông là bằng chứng cho thấy thị trường đang hoạt động tốt và tạo ra việc làm: 13% số việc làm và 26% GDP của Hồng Kông đến từ các dịch vụ và tài chính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đối với những người lao động không thuộc lĩnh vực vàng son này, cuộc sống ít dễ dàng hơn. Chi phí sinh hoạt cao là một trong những lý do phát sinh các cuộc biểu tình và liên tục đưa Hồng Kông vào tình trạng bế tắc.

Hình 3: Hồng Kông đang trong cơn bão địa chính trị lớn

Những người nằm trên đỉnh cao của thế giới tài chính Hồng Kông, cho rằng vai trò của Hồng Kông trong hệ thống tài chính toàn cầu sẽ không bị đe dọa bởi tình trạng bất ổn xã hội và địa chính trị. Luật an ninh của Trung Quốc, mặc dù được cho là khá vụng về, nhưng hy vọng sẽ làm giảm bớt các cuộc biểu tình. Cả HSBC và Standard Chartered đều lên tiếng ủng hộ dự luật mới này. Theo năm nguồn tin có được, không có dấu hiệu người gửi tiền ở nước ngoài rút tiền khỏi Hồng Kông trong hai tuần qua. Một làn sóng các công ty Trung Quốc, chẳng hạn như JD.com, đang tìm kiếm cơ hội niêm yết tại Hồng Kông để gọi vốn.

Việc Mỹ đe dọa chấm dứt các ưu đãi thương mại đặc biệt đối với Hong Kông, theo quan điểm của bài báo này, là kém hiệu quả. Việc coi Hồng Kông là một khu vực hải quan riêng biệt có thể bị thu hồi, nhưng quan trọng là Hồng Kông không phụ thuộc vào sản xuất. Doomsters đã dự đoán được cục diện này của Hồng Kông kể từ khi thành phố bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ 19.

Tuy nhiên, thật tự mãn khi cho rằng Hồng Kông có thể miễn nhiễm với các tác động xấu do mối quan hệ Trung-Mỹ và Trung Quốc đang ngày một căng thẳng. Nếu chính phủ của vùng tự trị này thuộc một phần của Đảng Cộng sản, có vẻ hợp lý khi cho rằng các tổ chức độc lập của Hồng Kông, bao gồm cả tòa án và ngân hàng trung ương sẽ bị ảnh hưởng. HKEX, sàn giao dịch chứng khoán thịnh vượng, từ lâu đã được chỉ định điều hành bởi những người thuộc chính phủ đại lục. Sự suy giảm trong tự do ngôn luận ở Hồng Kông có thể cản trở việc hoạt động hiệu quả của thị trường tài chính này. Các nhà phân tích đang đặt ra câu hỏi rằng liệu cơ chế chống đầu cơ tỷ giá hối đoái của Trung Quốc, hoặc xác định gian lận tại các ngân hàng, có thể là liều thuốc an thần cho những lo lắng nêu trên không?

Lo ngại về việc Hồng Kông đang hội tụ hướng về phía Trung Quốc có thể khiến các đối tác áp dụng hệ số rủi ro cao hơn cho lãnh thổ này. Sự kỳ thị có thể trở thành một vấn đề bởi trong quá khứ các công ty Hồng Kông có thể mua được tài sản chiến lược, từ các doanh nghiệp châu Âu cho đến các ngân hàng Mỹ nhưng điều này có thể đang thay đổi. Năm 2019, HKEX đã bị cấm tham gia một gói thầu thuộc Sở giao dịch chứng khoán London, nơi kiểm soát một số hoạt động bơm tiền vào hệ thống tài chính Mỹ; Sở giao dịch đã đi trước một bước, trước khi hội đồng đầu tư nước ngoài của Mỹ áp dụng các biện pháp ngăn chặn thỏa thuận này. Israel đã bị cấm tham gia một giao dịch liên quan đến Li Ka-shing - một công ty của Trung Quốc, theo yêu cầu của Mỹ.

Không còn là điểm đến an toàn

Kịch bản cơ sở đưa chúng ta đến viễn cảnh Hồng Kông bị giảm giá trị và vị thế, thay vì hào quang như trước. Các công ty có mối quan hệ làm ăn với Trung Quốc vẫn sẽ không tìm thấy nơi nào tốt hơn tại đây, nhưng các hoạt động kinh doanh khác có thể dễ dàng chuyển sang một nơi ít gây tranh cãi hơn. Mảng kinh doanh liên quan đến di động và viễn thông có thể là đáng lo nhất, gần hai phần ba giao dịch tiền tệ đều không liên quan đến đồng đô la Hồng Kông hay nhân dân tệ; và hơn một nửa tài sản của các quỹ đầu tư vào lĩnh vực này được đầu tư vào Châu Âu, Châu Mỹ và các khu vực khác của Châu Á.

Nếu thị trường vốn quốc tế bị thu hẹp, Hồng Kông vẫn sẽ có doanh nghiệp Trung Quốc hoặc có hoạt động kinh doanh liên quan đến Trung Quốc để bù đắp. Sẽ có nhiều doanh nghiệp chào bán ra công chúng. Và khi các quỹ hưu trí của Trung Quốc sẽ tăng lên, nhằm gia tăng nỗ lực đầu tư trên toàn cầu: ngày nay chỉ có khoảng hơn 1/5 các nhà quản lý tài sản ở Hồng Kông được kiểm soát bởi các chủ sở hữu đại lục. Hiệu ứng tổng thể được cho là có thể chấp nhận được đối với Hồng Kông và chỉ ảnh hưởng một chút với Trung Quốc, một số lợi ích kinh tế sẽ mất đi do mức độ hiện diện trên bản đồ tài chính thế giới của Hồng Kông sẽ bị hạ thấp xuống.

Nhưng theo một số ý kiến trong kịch bản xấu, vai trò là trung tâm tài chính lớn trên thế giới của Hồng Kông sẽ không còn được giữ vững. Do ngẫu nhiên hay cố ý, chính quyền Mỹ có thể làm tắc nghẽn hoặc cắt các hệ thống thanh toán bằng cách áp dụng các biện pháp trừng phạt, yêu cầu hành chính bổ sung hoặc xử phạt đối với các cá nhân, công ty hoặc ngân hàng hoạt động tại Hồng Kông. Bất kỳ biện pháp nào trong số này có thể gây ra lo ngại rằng tiền ở Hồng Kông sẽ không thể trao đổi tự do và hoàn hảo với phương Tây được nữa.

Ở góc nhìn hẹp hơn, nước Mỹ không có gì để mất: có ít hơn 1% tài sản của các ngân hàng của Mỹ nằm tại Hồng Kông. Nhưng cuộc chiến này có thể leo thang trên diện rộng trên mặt trận tài chính. Hồng Kông có thể thấy khó khăn hơn trong việc bảo vệ giá trị đồng tiền của mình khi các dòng vốn lần lượt chạy ra khỏi lãnh thổ. Vào ngày 3 tháng 6, theo Bloomberg đưa tin, Paul Chan, bộ trưởng tài chính của vùng lãnh thổ này, nói rằng nếu các lệnh trừng phạt được áp dụng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ từ nguồn tài trợ bằng đồng đô la từ ngân hàng trung ương Trung Quốc. Trung Quốc biết rằng nếu không thể dễ dàng tiếp cận phương Tây thông qua Hồng Kông, họ phải vật lộn để tìm cách giải quyết bài toán khó về việc thực hiện thanh toán bằng đô la. Sự tốn kém là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn, với việc phải trả thêm lãi suất 0.5% cho các khoản nợ bằng đồng đô la của mình, Trung Quốc sẽ phải tiêu tốn thêm 7 tỷ đô la mỗi năm.

Nếu tình hình trở nên nghiêm trọng, Trung Quốc có thể đáp trả bằng việc gây khó khăn các công ty đa quốc gia của Mỹ ở Trung Quốc. Theo thời gian, họ cũng có thể tìm tiến hành các hoạt động tài chính xuyên biên giới theo cách riêng của mình bằng cách thu hút nhiều công ty tài chính nước ngoài tới Trung Quốc với điều kiện họ chấp nhận cách kinh doanh của Trung Quốc và sử dụng đồng nhân dân tệ. Và Trung Quốc có thể có một bước tiến khác trong việc thúc đẩy đồng nhân dân tệ thành một loại tiền tệ thanh toán toàn cầu bằng cách phát triển các hệ thống thanh toán kỹ thuật số, lãnh địa mà công nghệ Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới. Mục tiêu tham vọng này phụ thuộc vào hệ thống tài chính của phương Tây (nhưng ngụ ý và ám chỉ là Hồng Kông).

Không một tổ chức tài chính lớn nào tại Hồng Kông tin rằng kịch bản tồi tệ kể trên có thể xảy ra. Nhưng mọi người đều nghĩ rằng các động thái của Mỹ hoặc Trung Quốc hoàn toàn có thể phá vỡ vai trò là trung tâm tài chính của đồng đô la của vùng lãnh thổ này. Hãy xem xét các lời nhận xét từ các nhân vật quyền lực trên thế giới: “Đó sẽ là một trò chơi cực kỳ nguy hiểm”; “Một lỗi lầm thực sự nghiêm trọng”; “Một biện pháp rất cực đoan và sẽ gây phản tác dụng”; “Một hành động gây chiến”. Hồng Kông đã trở nên quan trọng đối với hệ thống tài chính toàn cầu đến nỗi mọi người sợ hãi trước viễn cảnh nơi này sẽ phải chịu đựng tổn thất, và những lời nhận xét trên như là lời nhắc nhở rằng Hồng Kông sẽ rất khó khăn để thích ứng với những hành động leo thang trong quan hệ của hai siêu cường.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ