UBS: Đà tăng cổ phiếu Trung Quốc hạ nhiệt nhưng vẫn còn dư địa để phát triển

UBS: Đà tăng cổ phiếu Trung Quốc hạ nhiệt nhưng vẫn còn dư địa để phát triển

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

11:57 16/10/2024

Mặc dù UBS giữ quan điểm lạc quan và nhận thấy vẫn còn nhiều cơ hội đầu tư vào thị trượng Trung Quốc nhưng đà tăng hiện tại có dấu hiệu chững lại do thông tin về các biện pháp hỗ trợ còn thiếu rõ ràng.

Trong ba tuần qua, cổ phiếu Trung Quốc đã có sự bùng nổ ấn tượng, đạt mức cao nhất trong hai năm nhờ kỳ vọng về các biện pháp kích thích kinh tế từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, đà tăng này dường như đang có dấu hiệu chững lại.

Các nhà phân tích của UBS cho biết mặc dù cổ phiếu Trung Quốc không còn rẻ như trước đây, vẫn còn nhiều cơ hội tăng giá, và họ duy trì quan điểm cổ phiếu trong nước có nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Chỉ số CSI 300 và chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã tăng từ 16% đến 20% kể từ cuối tháng 9, và từng đạt đỉnh vào đầu tháng 10.

Mặc dù đà tăng gần đây có vẻ đã chậm lại do một số dữ liệu kinh tế không mấy khả quan và tín hiệu về gói kích thích vẫn không rõ ràng, nhưng UBS vẫn lạc quan về triển vọng thị trường.

UBS lưu ý rằng chính sách kích thích của Trung Quốc đang theo hướng tích cực, dù chính phủ có phần chần chừ trong một số lĩnh vực. Họ cũng cho biết rằng chính phủ đã cung cấp thêm thông tin về các biện pháp tài khóa dự kiến, và sẽ có thêm chi tiết trong những tháng tới khi chính phủ tăng cường chi tiêu.

Vừa qua, Bộ Tài chính Trung Quốc đã công bố nhiều biện pháp tài khóa, bao gồm phát hành thêm trái phiếu, hỗ trợ chính quyền địa phương, giải cứu thị trường bất động sản và tăng chi tiêu công.

Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn tỏ ra không hài lòng vì thiếu thông tin rõ ràng về thời gian và quy mô của các biện pháp này, cũng như thiếu những biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng cá nhân.

UBS cũng chỉ ra rằng sự phục hồi gần đây của cổ phiếu Trung Quốc trùng khớp với đợt dòng vốn lớn rút khỏi thị trường Ấn Độ, điều này cho thấy có sự thay đổi trong tâm lý đầu tư. Xu hướng này cũng phù hợp với đánh giá "giảm trọng số" của UBS đối với Ấn Độ trong các thị trường mới nổi.


Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Tài chính Anh: Không khoan nhượng trước áp lực thị trường trái phiếu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Bộ trưởng Tài chính Anh: Không khoan nhượng trước áp lực thị trường trái phiếu

Trong tháng qua, lợi suất trái phiếu chính phủ Anh đã tăng vọt, khiến giá trị của chúng sụt giảm đáng kể. Một số nhà bình luận chính trị cho rằng nguyên nhân trực tiếp là do lo ngại về việc cung vượt cầu trong Ngân sách sắp tới. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia tài chính, nhận định này dường như quá vội vàng và thiếu cân nhắc.
Khảo sát của Fed New York: Khả năng xảy ra lạm phát đình trệ ngày càng rõ rệt
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Khảo sát của Fed New York: Khả năng xảy ra lạm phát đình trệ ngày càng rõ rệt

Trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức, khảo sát mới nhất từ NY Fed đã chỉ ra sự gia tăng kỳ vọng lạm phát và nỗi lo về tình trạng nợ nần. Các nhà kinh tế đang lo ngại rằng nền kinh tế đang tiến gần tới một kịch bản lạm phát đình trệ, khi mà một bộ phận lớn hộ gia đình chịu áp lực từ giá cả leo thang trong khi lãi suất giảm. Liệu chính sách nới lỏng hiện tại của Fed có thể mang lại những hiệu ứng tích cực hay chỉ làm tình hình thêm trầm trọng?
"Thuế quan" - "lá bài chiến lược" đầy tham vọng của Trump?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Thuế quan" - "lá bài chiến lược" đầy tham vọng của Trump?

Cuộc phỏng vấn gần đây với Donald Trump đã tiết lộ những quan điểm đầy tham vọng của ông về chính sách thuế quan và nền kinh tế Mỹ. Trump khẳng định rằng thuế quan sẽ là công cụ để buộc các công ty chuyển sản xuất về Mỹ, với mức thuế cao hơn nhiều so với nhiệm kỳ đầu. Ông cũng gửi thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc, khẳng định Mỹ vẫn mở cửa cho các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong bối cảnh này, Trump tự tin rằng chính sách của ông có thể tác động mạnh mẽ đến cả Mỹ và các nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc và Mexico.
Nền kinh tế Mỹ đã cho các cường quốc khác "hít khói" trong ba thập kỷ như thế nào?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Nền kinh tế Mỹ đã cho các cường quốc khác "hít khói" trong ba thập kỷ như thế nào?

Trong ba thập kỷ qua, nền kinh tế Mỹ đã vượt trội so với các quốc gia phát triển khác, bất chấp những dự đoán bi quan về suy thoái. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, sự phục hồi mạnh mẽ sau các cuộc khủng hoảng, và những lợi thế tự nhiên cũng như chính sách táo bạo, Mỹ tiếp tục khẳng định vị thế là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, những thách thức như bất bình đẳng và tuổi thọ giảm vẫn đặt ra câu hỏi về sự bền vững của mô hình kinh tế này trong tương lai.
Fed đang mất dần sự ảnh hưởng đối với các ngân hàng trung ương khác
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed đang mất dần sự ảnh hưởng đối với các ngân hàng trung ương khác

Các ngân hàng trung ương trên thế giới không còn theo hướng của Fed như trước đây. Khi các nền kinh tế lớn đi theo những con đường khác nhau về lãi suất, điều này không chỉ phản ánh sự khác biệt trong bối cảnh kinh tế mà còn là dấu hiệu cho thấy sức ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ đang suy giảm. Liệu sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới có làm thay đổi cục diện kinh tế toàn cầu?
"Địa chính trị" và "tâm lý bullish Trung Quốc" - những yếu tố chính gây ra rung lắc trên thị trường hàng hoá?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Địa chính trị" và "tâm lý bullish Trung Quốc" - những yếu tố chính gây ra rung lắc trên thị trường hàng hoá?

Nguyên tắc chung khi đánh giá rủi ro địa chính trị thường rất đơn giản: Liệu điều này có ảnh hưởng đến nguồn cung dầu không? Nếu câu trả lời là "có," như sau cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 hay cuộc xâm lược Kuwait năm 1990 của Saddam Hussein, thì điều này có tác động lớn đến thị trường toàn cầu. Nếu câu trả lời là "không," thì có thể bỏ qua rủi ro địa chính trị. Và trong 48 giờ qua, nguyên tắc này đã được kiểm chứng một cách hoàn hảo.
Cái giá của sự kiêu ngạo: Jerome Powell và những sai lầm đẩy nước Mỹ vào khủng hoảng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cái giá của sự kiêu ngạo: Jerome Powell và những sai lầm đẩy nước Mỹ vào khủng hoảng

Jerome Powell có thể không được ghi nhận là vị chủ tịch ngân hàng trung ương vĩ đại nhất lịch sử, bất kể ông có đưa nền kinh tế Mỹ "hạ cánh mềm" hay không. Những sai lầm trong chính sách tiền tệ của Fed năm 2021, đặc biệt là việc duy trì chương trình mua lại chứng khoán được đảm bảo bởi tài sản thế chấp, đã dẫn đến lạm phát cao và áp lực giá kéo dài. Hành động thiếu quyết đoán của Powell đã khiến ông tuột mất vị trí trong danh sách các chủ tịch Fed xuất sắc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ