Bản tin thị trường liên ngân hàng Việt Nam tháng 10 và dự báo tháng 11/2021
Tú Đỗ
Senior Economic Analyst
Thị trường liên ngân hàng Việt Nam được dự báo sẽ tương đối yên ả trong phần còn lại của năm 2021
Thị trường ngoại hối
Tỷ giá USD/VND LNH duy trì đi ngang trong biên độ hẹp 22,750 - 22,770 trong tháng 10. Đồng tiền Việt Nam vẫn giữ sự ổn định tương đối so với một số đồng tiền khác trong khu vực như JPY, KRW, THB...Các dòng ngoại tệ cơ bản có xu hướng được cải thiện rõ nét, bù đắp cho các giao dịch M&A, vay nợ nước ngoài có phần trầm lắng trong tháng 10. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư trở lại ở mức 1 1 tỷ USD mức cao nhất kể từ tháng 3/2021. Ngoài ra, giải ngân FDI đạt khoảng 1 87 tỷ USD, mặc dù giảm 8 so với cùng kỳ song mức giảm này đã cải thiện so với con số giảm 15 30 của hai tháng gần đây. Việc các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương dần mở cửa các hoạt động kinh tế trở lại giúp các hoạt động giao thương, đầu tư trở nên thông suốt hơn, mặc dù ở mức độ còn khá thận trọng. Ước tính cân đối cung cầu ngoại tệ trong nước ở mức cân bằng trong tháng 10.
Trên thị trường quốc tế, đồng USD cơ bản có xu hướng đi ngang và không tạo ra nhiều tác động đối với tỷ giá trong nước khi chỉ số DXY đi ngang trong khoảng 93.5 - 94.5. Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng chậm lại trong Quý III do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn, tình trạng thiếu việc làm tại các nhà máy hay lạm phát tăng mạnh. Ngoài ra, việc các NHTW lớn trên thế giới như Anh, Canada... phát tín hiệu thắt chặt hơn trong lộ trình bình thường hóa chính sách tiền tệ cũng hạn chế phần nào đà tăng của đồng bạc xanh trong bối cảnh NHTW Mỹ chưa đưa ra thông điệp mới.
Diễn biến tỷ giá USD/VND liên ngân hàng
Dự kiến trong tháng 11, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng sẽ có xu hướng giảm nhẹ với biên độ dao động quanh mức khoảng 22,700 - 22,750. Cung cầu ngoại tệ trong nước dự kiến thuận lợi khi nền kinh tế dần thích ứng với trạng thái bình thường mới, các hoạt động XNK được dự báo sẽ tiếp tục sôi động hơn trong tháng 11. Theo đó, cán cân thương mại dự kiến sẽ duy trì thặng dư khoảng 0.5 tỷ USD và giải ngân FDI đạt khoảng 1.3-1.5 tỷ USD. Ngoài ra, lượng tiền kiều hối cũng dự kiến sẽ dồi dào hơn vào giai đoạn cuối năm, qua đó cải thiện cân đối cung cầu ngoại tệ lên mức thặng dư khoảng 600 triệu USD.
Diễn biến CCTM qua các năm (Tỷ USD)
Trên thị trường quốc tế, áp lực được dự báo sẽ chưa đáng lo ngại. Tâm điểm của thị trường quốc tế sẽ đến ngay trong những phiên đầu tháng với phiên họp thường kỳ của Fed, với kỳ vọng về kế hoạch giảm quy mô nới lỏng tài sản sẽ được ban hành. Thị trường đang đồng thuận về việc Fed sẽ thu hẹp quy mô mở rộng bảng cân đối với tốc độ khoảng 15 tỷ USD/tháng cho đến giữa năm sau, đồng thời nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất ít nhất 2 lần trong năm 2022. Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng Fed nhiều khả năng sẽ giữ quan điểm thận trọng về khả năng thắt chặt tiền tệ do triển vọng hồi phục của kinh tế Mỹ đang bị ảnh hưởng và tạm thời sẽ chưa tạo áp lực tăng lên đồng USD trên thị trường quốc tế.
Thị trường tiền tệ VNĐ
Mặt bằng lãi suất VNĐ liên ngân hàng trong tháng 10 ghi nhận xu hướng giảm nhẹ khoảng 4-5 điểm về mức 0.65-0.75 năm với kỳ hạn ON-1 tuần. Tính chung trong cả tháng, lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tuần ở mức 0.79%/năm giảm 0.02%/năm so với mức bình quân của tháng trước nhưng cao hơn 0.59%/năm so với mức bình quân của cùng kỳ năm trước. Giao dịch trên thị trường tiếp tục duy trì trạng thái tương đối sôi động với khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt khoảng 161 nghìn tỷ đồng tăng khoảng 13.4% so với tháng trước và gấp 1.4 lần mức cùng kỳ năm trước. Khối lượng giao dịch vẫn tập trung ở các kỳ hạn ON-1 tuần (chiếm khoảng 92 tổng giá trị giao dịch).
Xu hướng giảm trên của lãi suất VNĐ đã diễn ra dưới sự hỗ trợ của các yếu tố thuận lợi đó là: (i) Chính sách tiền tệ của NHNN tiếp tục duy trì xu hướng nới lỏng với các giải pháp tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh quá trình phục hồi và mở cửa của nền kinh tế vẫn còn tương đối chậm và đối mặt với không ít khó khăn, (ii) Thanh khoản VNĐ của hệ thống liên ngân hàng duy trì ở mức dồi dào trong tháng 10 với nguồn cung được bổ sung từ dòng tiền thanh toán giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn của NHNN trong 6 tháng đầu năm và cân đối huy động vốn tín dụng tiếp tục có xu hướng cải thiện trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với tăng trưởng huy động vốn khoảng 0.2-0.3% trong tháng 10.
Diễn biến lãi suất VNĐ liên ngân hàng (%/năm)
Dự báo mặt bằng lãi suất VNĐ sẽ có xu hướng đi ngang là chủ đạo trong tháng 11. Chính sách tiền tệ của NHNN được kỳ vọng sẽ tiếp tục xu hướng nới lỏng là chủ đạo trong bối cảnh nền kinh tế vẫn phải đương đầu với không ít thách thức trong quá trình phục hồi do diễn biến dịch covid 19 vẫn tương đối phức tạp cả ở trong nước cũng như ngoài nước và tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 dự kiến vẫn ở mức thấp khoảng 2-2.5%.
Thanh khoản VNĐ của hệ thống ngân hàng dự kiến tiếp tục duy trì trạng thái tương đối ổn định nhờ dòng tiền giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn của NHNN trong 6 tháng đầu năm trở lại hệ thống ngân hàng với khối lượng ước khoảng 10 15 nghìn tỷ đồng trong tháng 11. Ngoài ra, NHNN dự kiến có thể mua thêm ngoại tệ trong tháng này khi cân đối cung cầu ngoại tệ dịch chuyển theo hướng tích cực hơn cũng góp phần bổ sung nguồn cung huy động vốn VNĐ cho hệ thống. Trong khi đó hoạt động tín dụng lại có xu hướng sôi động hơn vào giai đoạn cuối năm do tác động của yếu tố mùa vụ và quá trình mở cửa trở lại của nền kinh tế kéo theo cân đối huy động vốn-tín dụng dự kiến sẽ duy trì ổn định là chủ đạo trong tháng này. Lãi suất VNĐ liên ngân hàng bình quân dự kiến ở mức 0.7-0.8%/năm với kỳ hạn 1 tuần và 1.5-1.6%/năm kỳ hạn 3 tháng.
Diễn biến tăng trưởng huy động vốn và tín dụng VNĐ qua các năm (%)
Thị trường trái phiếu chính phủ
Giao dịch trên thị trường TPCP sơ cấp và thứ cấp diễn biến kém sôi động hơn so với tháng trước. Trên thị trường sơ cấp, tỷ lệ trúng thầu bình quân/phiên giảm mạnh về mức 49%, so với mức 80% và 74% của tháng trước và cùng kỳ năm trước. Theo đó KBNN chỉ huy động thành công khoảng 16 nghìn tỷ đồng trên tổng số 31.8 nghìn tỷ gọi thầu trong tháng 10 và lũy kế từ đầu năm đến nay huy động được gần 227 nghìn tỷ đồng đạt khoảng 60.9% kế hoạch cả năm 2021. Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn 10 và 15 năm tăng khoảng 3 điểm so với tháng trước, cuối tháng ở mức lần lượt 2.15% và 2.38%/năm, tương đương với mặt bằng lãi suất trên thị trường thứ cấp.
Giao dịch trên thị trường thứ cấp diễn ra kém sôi động hơn với giá trị bình quân phiên đạt khoảng 7.2 nghìn tỷ đồng giảm 17.7% so với bình quân của tháng trước và giảm 11.1% so với cùng kỳ năm trước. Mặt bằng lãi suất TPCP có xu hướng tăng nhẹ 1-2 điểm ở các kỳ hạn chính 10-15 năm và giảm 5-10 điểm ở các kỳ hạn 2-5 năm. Tại thời điểm cuối tháng 10, lãi suất các kỳ hạn 2, 5, 10 và 15 năm lần lượt ở mức 0.57%, 0.82%, 2.15% và 2.4%/năm.
Trong tháng 10, KBNN đã thực hiện điều chỉnh tăng kế hoạch phát hành trong năm 2021 thêm 23 nghìn tỷ đồng từ mức 350 nghìn tỷ đồng lên mức 373 nghìn tỷ đồng trong bối cảnh tình hình vay vốn ODA, ưu đãi nước ngoài gặp nhiều khó khăn làm gia tăng áp lực vay trong nước. Cụ thể theo báo cáo của Bộ Tài chính vay vốn ODA, ưu đãi nước ngoài trong năm 2021 ước chỉ đạt khoảng 51.3 nghìn tỷ đồng tương đương với 53% kế hoạch năm do tác động tiêu cực của dịch covid-19 cũng như các khó khăn vướng mắc về pháp lý. Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường cũng có xu hướng thận trọng hơn khi l ợi suất TPCP Mỹ 10 năm tiếp tục có xu hướng tăng khoảng 5-10 điểm trong tháng 10 lên mức 1 57 %%/năm trước những lo ngại của giới đầu tư về việc FED sẽ sớm thực hiện việc thắt chặt lại chính sách tiền tệ. Tuy nhiên mặt bằng lãi suất TPCP vẫn được hỗ trợ bởi xu hướng nới lỏng của chính sách tiền tệ và trạng thái dồi dào của thanh khoản VNĐ trên hệ thống ngân hàng. Đây cũng là các yếu tố chính hỗ trợ cho lãi suất TPCP kỳ hạn dài không tăng mạnh và lãi suất kỳ hạn ngắn có xu hướng giảm trong tháng 10.
Diễn biến lãi suất TPCP thứ cấp
Dự báo trong tháng 11, mặt bằng lãi suất TPCP sẽ có xu hướng đi ngang là chủ đạo, kỳ hạn 10 năm dao động quanh mức 2.1-2.2%/năm. Một mặt lãi suất TPCP sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố: (i) Chính sách tiền tệ của NHNN tiếp tục duy trì định hướng nới lỏng và thanh khoản thị trường VNĐ liên ngân hàng dự kiến tiếp tục ổn định với nguồn cung được bổ sung từ giao dịch mua ngoại tệ của NHNN; (ii) Cân đối NSNN 10 tháng đầu năm tiếp tục thặng dư khoảng 60 nghìn tỷ đồng, mức cao nhất trong khoảng 5 năm trở lại đây, qua đó giúp KBNN không đối mặt với áp lực phát hành quá lớn trong phần còn lại của năm nay. Mặt khác, tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường tiếp tục duy trì thận trọng theo dõi động thái của KBNN trong các phiên phát hành sơ cấp và biến động lợi suất TPCP Mỹ trên thị trường quốc tế. Theo đánh giá của nhóm NCPT, lợi suất TPCP Mỹ dự kiến vẫn chịu áp lực tăng trong giai đoạn từ nay đến cuối năm do kỳ vọng về lạm phát Mỹ tiếp tục xu hướng gia tăng và xác suất Fed tăng lãi suất trong năm 2022 ngày càng lớn dần (xác suất tăng ít nhất 1 lần là 96 và ít nhất 2 lần là 83 theo số liệu dự báo của CME).
Diễn biến cân đối thu chi NSNN (Nghìn tỷ đồng)
Bộ phận nghiên cứu - Ban Kinh doanh Vốn & Tiền tệ, ngân hàng BIDV