Căng thẳng thương mại Mỹ-Canada: Những đánh giá sơ bộ

Căng thẳng thương mại Mỹ-Canada: Những đánh giá sơ bộ

Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

10:23 04/02/2025

Canada đã phải hứng chịu cú sốc thương mại lớn nhất trong gần 100 năm qua. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các tác động của chính sách thuế quan mới mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với Canada

Trong tuần qua, đã có rất nhiều chính sách được công bố, cho phép chúng ta phân tích cú sốc thương nại tiềm năng giữ hai quốc gia:

  • Đây là cú sốc thương mại đáng kể nhất kể từ chính sách thuế quan Smoot-Hawley của những năm 1930, nguyên nhân làm trầm trọng thêm cuộc Đại khủng hoảng. Cú sốc này vượt xa các chính sách thuế quan năm 2018 về quy mô. Để so sánh, vào năm 2018, thuế quan nhập khẩu trung bình vào Hoa Kỳ đã tăng từ 1.5% lên khoảng 3%, trong khi nếu áp dụng chính sách mới, mức thuế quan trung bình sẽ tăng lên gần 11%, mức cao nhất kể từ những năm 1940. Quan trọng hơn, chính sách này biểu thị một thay đổi cơ bản trong một trật tự thương mại đã tồn tại gần một thế kỷ.

  • Mức thuế quan ở mức độ này sẽ gây suy thoái kinh tế Canada. Ước tính ban đầu cho thấy rằng mức thuế quan ở quy mô này (dựa trên nhiều giả định) có thể xóa sạch đà tăng trưởng của Canada trong ba năm, với tác động lớn nhất trong năm đầu tiên và năm thứ hai. Ước tính của chúng tôi phù hợp với BoC, trong đó mô phỏng rằng mức 25% thuế quan trên toàn cầu sẽ làm suy giảm tăng trưởng GDP của Canada ở mức từ 3.4 đến 4.2 điểm phần trăm so với dự báo cơ sở, trong khi ước tính của BoC cho rằng GDP có thể giảm tới 6 điểm phần trăm. Theo tính toán của chúng tôi, mức giảm như vậy có thể đẩy tỷ lệ thất nghiệp của Canada tăng từ 2 đến 3 điểm phần trăm. Mặc dù tác động thực tế sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố - bao gồm cả phản ứng về chính sách tiền tệ và tài khóa - nhưng đây là một cú sốc tiêu cực đối với tăng trưởng của Canada và đặt ra rủi ro nghiêm trọng về việc tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

  • Các biện pháp trả đũa của Canada (25% đối với 155 tỷ CAD, được thực hiện theo giai đoạn) dường như được thiết kế để thách thức nền kinh tế Hoa Kỳ một cách bất đối xứng so với nền kinh tế Canada. Tuy nhiên, chúng vẫn sẽ hoạt động giống như thuế quan thông thường - bằng cách giảm tăng trưởng và tăng lạm phát đối với các loại hàng hóa mục tiêu.

  • Lĩnh vực sản xuất của Canada chịu ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng nhiều ngành công nghiệp khác có thể gián tiếp chịu ảnh hưởng. Như chúng tôi đã đề cập trước đây, lĩnh vực sản xuất của Canada - chiếm khoảng 9% GDP của Canada và 70% tổng giá trị thương mại với Hoa Kỳ - đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan. 15 ngành công nghiệp hàng đầu của Canada trong thương mại với Hoa Kỳ, hầu hết trong số đó là dựa trên sản xuất, chiếm gần 3.1% tổng lực lượng lao động của đất nước. Một lĩnh vực đáng quan tâm chính là lĩnh vực xe có động cơ của Canada, vốn được tích hợp đặc biệt với Hoa Kỳ và Mexico. Các bộ phận có thể qua biên giới nhiều lần, nghĩa là một sản phẩm cuối cùng như ô tô có thể phải chịu nhiều vòng thuế quan.

  • Đáng chú ý, thuế xuất khẩu hàng hóa cơ bản của Canada ít có khả năng làm giảm nhu cầu của Hoa Kỳ vì người Mỹ thiếu các sản phẩm thay thế cho những hàng hóa này. Điều này có thể khuyến khích mức thuế quan thấp hơn 10% đối với các sản phẩm năng lượng, vì đây là một trong những mặt hàng có khả năng tạo ra gánh nặng lạm phát lớn hơn và ngay lập tức cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng Mỹ.

Chúng tôi lưu ý rằng các ngành công nghiệp thứ cấp trong lĩnh vực dịch vụ, ví dụ, cũng có thể bị tác động. Hãy xem xét một nhà máy ô tô buộc phải giảm sản lượng và sa thải công nhân. Những công nhân này, do không còn mức thu nhập hiện tại, sẽ đến nhà hàng, rạp chiếu phim hoặc thực hiện chi tiêu "tùy ý" khác. Hiệu ứng này khiến nhiều ngành công nghiệp không chịu thuế quan bị ảnh hưởng bởi cú sốc kinh tế. Khó có thể lượng hóa được tác động của cú sốc này vì chúng có thể trầm trọng hơn bởi niềm tin và tâm lý người dân.

  • Thuế quan đang ảnh hưởng đến nền kinh tế Canada vào đúng thời điểm thời điểm kinh tế đang gặp khó khăn. Canada vẫn đangphải phục hồi sau cú sốc lãi suất, và ngay cả khi Ngân hàng Canada đã cắt giảm lãi suất 200 điểm cơ bản, tỷ lệ thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng, với việc đất nước vẫn đang hoạt động với nguồn cung dư thừa và dưới mức hiệu suất tối đa. GDP bình quân đầu người đã giảm tám trong số chín quý vừa qua và đầu tư kinh doanh trì trệ. Cả về chu kỳ và cấu trúc, nền kinh tế Canada không có vị thế tốt để hấp thụ một cú sốc ở quy mô như trên.

  • Thuế quan cũng sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Mặc dù nền kinh tế Hoa Kỳ đang bắt đầu từ một vị thế tương đối mạnh (và ít phụ thuộc vào thương mại hơn), nhưng nó sẽ phải đối mặt với một cú sốc đủ lớn và phải điều chỉnh hầu hết các dự báo giảm về tăng trưởng và tăng về lạm phát. Các chính sách trả đũa bổ sung từ Canada và/hoặc Mexico có thể sẽ làm trầm trọng thêm những tác động này.

  • Giống như ở Canada, một số khu vực và lĩnh vực nhất định của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất của Hoa Kỳ đã hoạt động kém hiệu quả. Sản xuất công nghiệp ít thay đổi so với một năm trước và lĩnh vực này đã thu hẹp tổng thể kể từ năm 2017. Thuế quan của Washington có thể sẽ làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh sản xuất của Hoa Kỳ hơn nữa và, tệ hơn,, sẽ không dẫn đến việc tái định cư năng lực sản xuất.

Hơn nữa, việc so sánh chính sách hiện tại với thuế quan năm 2018 áp đặt lên Trung Quốc khiến nhiều người đánh giá thấp tác động kinh tế đối với thuế quan lên Hoa Kỳ. Canada và Mexico chiếm tổng cộng 29% lượng hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ tính đến năm 2023 (13.6% từ Canada, 15.4% từ Mexico) - nhiều hơn gấp đôi so với Trung Quốc (13.8%). Năm 2023, Canada là nguồn nhập khẩu hàng đầu của 23 tiểu bang Hoa Kỳ và thứ hai đối với 11 tiểu bang. Canada cũng là điểm đến xuất khẩu hàng đầu của 36 tiểu bang và là điểm đến quan trọng thứ hai đối với 8 tiểu bang khác.

Những điều cần theo dõi

Phạm vi tác động kinh tế đối với Canada (và Hoa Kỳ) vẫn còn đáng kể và các yếu tố sau sẽ là các biến số quan trọng:

Các yếu tố sẽ làm trầm trọng thêm tác động của chính sách

  • Thời hạn của thuế quan: Thuế quan dù được loại bỏ trong vòng vài tuần có thể tạo ra sự đình trệ tạm thời cho Canada. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài hơn vài tháng (ví dụ: 3-6 tháng), rủi ro suy thoái của Canada sẽ tăng nhanh chóng. Thời hạn của thuế quan không chỉ là cú sốc tức thời (hoặc suy thoái) - thuế quan kéo dài càng lâu thì thiệt hại về cấu trúc (tức là vĩnh viễn) đối với nền kinh tế càng lớn. Ví dụ, lĩnh vực sản xuất của Canada (nhạy cảm nhất với thương mại) chiếm hơn 10% tổng đầu tư kinh doanh của Canada và gần một phần tư tổng đầu tư máy móc và thiết bị của Canada. Sự suy giảm kéo dài trong đầu tư vào lĩnh vực này sẽ làm giảm hơn nữa tiềm năng kinh tế của Canada trong dài hạn và sự suy giảm dài hạn thậm chí còn lớn hơn.

  • Sự phát triển của các biện pháp trả đũa hoặc leo thang thuế quan của Hoa Kỳ. Các biện pháp trả đũa của Canada dường như nhằm mục đích giảm thời hạn thuế quan của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những điều chỉnh bổ sung ở Canada (và Mexico) có thể làm thay đổi thêm các dự báo. Hơn nữa, nếu Hoa Kỳ thực hiện các mối đe dọa leo thang thuế quan để đáp trả việc trả đũa, chúng tôi sẽ cần phải điều chỉnh thêm trong phân tích của mình.

Các yếu tố có thể làm giảm tác động của thuế quan

  • Đồng CAD yếu đi hoặc đồng USD mạnh lên: Đồng CAD đã giảm 7% giá trị trong 12 tháng qua và việc bù đắp được mức tăng thuế/giá 25% dường như khó xảy ra. Điều đó nói rằng, bất kỳ sự suy yếu nào khác của CAD sẽ làm giảm cú sốc giá đối với người Mỹ và tăng nhu cầu dự kiến đối với hàng hóa chịu thuế quan của Canada.

  • Phản ứng chính sách tài khóa phù hợp: Ngoài các quyết định xung quanh các biện pháp trả đũa, chính phủ sẽ phải đưa ra một loạt các lựa chọn và đánh đổi xung quanh cách họ hỗ trợ người Canada trong môi trường suy thoái, vượt lên trên và vượt ra ngoài các biện pháp "tự động" truyền thống ổn định. Cú sốc thuế quan khác với cú sốc đại dịch - nó đại diện cho một sự thay đổi về cấu trúc trong mối quan hệ thương mại quan trọng nhất của hai quốc gia. Không có nút 'tạm dừng' trong xung đột thương mại, ngay cả sau khi thuế quan có thể được gỡ bỏ, và do đó chính sách tài khóa sẽ không chỉ đóng vai trò cầu nối từ bên này sang bên kia mà còn là khoản đầu tư vào chương kinh tế tiếp theo của Canada. Trong bối cảnh đó, chính phủ Canada hiện sẽ cần điều hướng:

    • Các biện pháp hỗ trợ phù hợp: Không giống như đại dịch toàn cầu hoặc Khủng hoảng tài chính toàn cầu, Canada (cùng với Mexico) đang trải qua một cú sốc kinh tế hầu như chỉ có ở nền kinh tế của mình - nó sẽ không mở rộng mức thâm hụt hoặc nợ như các quốc gia đồng minh và do đó hưởng lợi từ sức mạnh "tương đối" của nó thị trường trái phiếu toàn cầu. Với ngân sách đã gần đạt đến mức giới hạn, lượng ngân sách dự phòng không còn dồi dào như một số người mong đợi. Trong khi đó, việc chi tiêu quá mức trong giai đoạn xung đột thương mại có thể làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát mà Canada hiện mới chỉ khắc phục được.

    • Các mục tiêu phù hợp: Cú sốc thuế quan có thể sẽ ảnh hưởng đến cả hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế, nhưng nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến một số khu vực nhiều hơn những khu vực khác. Hỗ trợ trên diện rộng, như chúng ta đã thấy trong đại dịch, có thể sẽ kém hiệu quả hơn so với việc hỗ trợ với các mục tiêu phù hợp để ngăn chặn sự chảy máu từ các lĩnh vực chịu thuế quan sang các lĩnh vực không chịu thuế quan. Tìm kiếm những lĩnh vực cần hỗ trợ khẩn cấp sẽ là bước đầu tiên quan trọng.

    • Sự cân bằng giữa hỗ trợ ngắn hạn và dài hạn: cú sốc thuế quan càng lâu, Canada sẽ càng phải chi tiêu nhiều hơn để định hướng lại nền kinh tế của mình theo một trật tự thương mại đang thay đổi. Điều đó sẽ phải diễn ra song song với việc hỗ trợ ngắn hạn để làm dịu đi ảnh hưởng một cuộc suy thoái có thể xảy ra. Không giống như đại dịch, chúng tôi nghi ngờ rằng ngay cả việc đảo ngược chính sách thuế quan của Hoa Kỳ cũng sẽ không loại bỏ được "cơn khát" ngày càng tăng về sự đa dạng thương mại và độc lập kinh tế của Canada trong những năm tới.

  • Phản ứng chính sách tiền tệ: Kỳ vọng cơ bản của chúng tôi là BoC sẽ cắt giảm lãi suất xuống còn khoảng 2% vào cuối năm 2025 và chúng tôi nghi ngờ một cú sốc thuế quan tạo ra suy thoái (ngay cả khi nó có yếu tố lạm phát) sẽ đưa BoC đi theo hướng ôn hòa hơn. Tất cả các NHTW đều bị thách thức bởi cú sốc thuế quan vì chúng có xu hướng làm tăng giá cả trong khi làm giảm tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, phản ứng chính sách tiền tệ sẽ cần được điều chỉnh với phản ứng tài khóa sắp tới (tài khóa nhiều hơn đồng nghĩa với việc ít cần tiền tệ hơn và ngược lại). Kỳ vọng của chúng tôi là rkhả năng nới lỏng mạnh tay hơn so với kỳ vọng cơ sở cho năm 2025 đang gia tăng.Cần theo dõi bình luận (và/hoặc) hành động từ BoC nhằm giảm bớt gánh nặng lãi suất (và gián tiếp giúp hỗ trợ đồng CAD suy yếu hơn nữa).

RBC Economics

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Báo cáo Kaiko Research tuần 3 tháng 1: Sự bùng nổ của memecoin TRUMP
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 3 tháng 1: Sự bùng nổ của memecoin TRUMP

Bitcoin và một số altcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại khi thị trường dự đoán một loạt các sắc lệnh hành pháp sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm nay. Tuần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự bùng nổ của memecoin Trump, sự thống trị của altcoin và khả năng phục hồi ngày càng tăng của Bitcoin trước những khó khăn về vĩ mô.
Nhận định về đồng USD dưới thời Trump 2.0
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định về đồng USD dưới thời Trump 2.0

Donald Trump đã nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ cách đây hai tháng. Ông đã nói về những dự định của ông và dường như thị trường đã điều chỉnh cho phù hợp. Nhưng chỉ đến thứ hai, ông mới có thể ban hành các chính sách cụ thể thực tế và có những suy đoán rằng điều này sẽ ngay lập tức mang lại một loạt các sắc lệnh hành pháp.
Năm 2025: Thị trường năng lượng chuyển mình như thế nào?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Năm 2025: Thị trường năng lượng chuyển mình như thế nào?

Thị trường năng lượng đang chuẩn bị cho một năm 2025 có thể đầy biến động trong bối cảnh các xung đột toàn cầu đang diễn ra, sự thay đổi trong chính quyền Mỹ, những trở ngại tiềm tàng trong quá trình chuyển đổi năng lượng, các chính sách thương mại liên quan đến thuế quan và nhiều hạn chế về nguồn cung.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ