Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 01.06.2020: Thị trường biến động mạnh tuần Non Farm - cơ hội canh Long EURUSD giá thấp
Tùng Trịnh
CEO
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 01.06.2020: Giá biến động mạnh tuần Non Farm - cơ hội tốt để chờ Long EURUSD
EUR (Scott McMurray)
Cặp EUR/USD đã không thể bứt phá mạnh mẽ khỏi ngưỡng kháng cự 1.1140/50 vào thứ Sáu tuần trước và sau đó giảm về mốc 1.1081 mà không có tin tức quan trọng nào. Cuối phiên New York, tỷ giá có một chút hồi phục nhẹ và cuối cùng đóng cửa tại 1.1110 – đây là mốc cao nhất kể từ 2 tuần cuối cùng của tháng Ba. Điều này sẽ là điểm nhấn trong bức tranh ‘bullish’ trên góc độ PTKT. Cho đến hôm nay, tỷ giá EUR/USD lại có các diễn biến tương tự khi đã tăng lên 1.1145 và 1.1154 trước khi rơi xuống 1.1101. Cũng chưa có một lý do rõ ràng cho đợt giảm đó, mô hình hai đỉnh (Double top) của tháng Ba đóng vai trò là một kháng cự rất cứng. Rất khó để nói rằng tại sao vùng kháng cự đó lại mạnh, nhưng tôi bắt đầu nghĩ rằng có thể do các vị thế ‘long’ ngắn hạn xuất hiện quá sớm. Chúng tôi khuyến nghị ‘buy-on-dip’ khi tỷ giá giảm xuống vùng 1.1070 và 1.1010/20, và chỉ xem xét lại chiến lược khi giá đóng cửa dưới đường trung bình động 200 ngày (1.1011) và DXY đóng cửa trên 98.5. Cuộc họp ECB trong tuần này và bản tin về Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ sẽ tạo ra một biên độ biến động đủ rộng, vì vậy từ giờ tới thứ Sáu, nếu các vị thế thiên quá mức về phe mua, chúng ta có thể sẽ chứng kiến một số động thái điều chỉnh vị thế trước tin.
GBP (Robert Palladino)
Cùng chịu tác động từ sự suy giảm trên diện rộng của USD, tỷ giá GBP/USD trong phiên London hôm nay tăng mạnh và có lúc chạm mức 1.2425. Chiến lược giao dịch của chúng tôi tuần trước là chủ động tìm điểm Short GBP/USD trong vùng 1.2250 cho đến 1.2450, đồng thời Long cặp chéo EUR/GBP, cố gắng gia tăng vị thế khi cặp tiền hồi về 0.8930. Các thông tin cuối tuần liên quan tới Brexit vẫn vô cùng tiêu cực, với việc chính phủ Anh cáo buộc EU đẩy họ tới bờ vực của cuộc đàm phán. Tuần này là tuần báo hiệu xem liệu có một vòng đàm phán khác về Brexit nữa hay không, do đó theo dõi tỷ giá sẽ rất quan trọng. Các điểm vào lệnh Short GBP qua USD và EUR của chúng tôi có vẻ như chưa được lý tưởng lắm, nhưng nếu không có một sự thay đổi đáng kể trong các cuộc đàm phán, chúng tôi vẫn duy trì chiến lược 'sell-on-rally'.
CAD (Robert Palladino)
Điểm nhấn trong tuần này của đồng CAD chính là cuộc họp BOC vào thứ Tư, cũng là cuộc họp đầu tiên của ông Macklem dưới vai trò thống đốc. Cặp USD/CAD đã phá qua đường trung bình DMA 100 ngày tại 1.3725 hôm nay, và mục tiêu tiếp theo rất có thể là đường trung bình DMA 200 ngày tại 1.3460. Hiện nay biên độ mới của tỷ giá được xác lập tại vùng 1.35 – 1.40. Bất cứ sóng hồi nào hiện nay lên mốc 1.3820 trong nhiều ngày qua đều gặp lực bán mạnh. Vì vậy chúng tôi khuyến nghị canh Short quanh mốc giá này. Ngoài ra nếu bạn muốn Long USDCAD, nên canh mua khi giá giảm xuống vùng 1.3640/60, mục tiêu hướng lên 1.3750, tuy nhiên cần lưu ý rằng chiến lược Long hiện nay sẽ ngược với trend chính, vì vậy nên tính toán kỹ khối lượng trước khi vào lệnh.
Antipodean (Donal O Cofaigh)
Aussie và Kiwi khởi đầu tuần mới đầy hứng khởi khi thị trường cho rằng sự vắng mặt của vấn đề leo thang căng thẳng thương mại trong phiên ngày thứ Sáu như một cơ hội để tăng các vị thế rủi ro, khiến tâm lý risk-on được kéo dài đến sáng nay. Tổng thống Trump đang rất thận trọng trong việc bị coi là cứng rắn đối với Trung Quốc, đồng thời cố gắng tránh làm hỏng đà phục hồi của thị trường chứng khoán hoặc cản trở bất kỳ sự phục hồi kinh tế nào, và diễn biến trong ngày Thứ Sáu về câu chuyện Mỹ-Trung có vẻ tương đối lạc quan so với mong đợi. Tôi đã đề cập ở đây rằng cú breakout kỹ thuật của DXY tuần trước chỉ ra rằng đà giảm giá của USD sẽ còn tiếp tục và mức đóng cửa tương ứng của AUD/USD bên trên đường MA 200 ngày cho thấy sự tiếp diễn tương tự, được hỗ trợ bởi cú breakout đáng kể của AUD/JPY trong sáng nay lên trên vùng 72.00/10. Ở cặp AUD/USD Tôi nghĩ chúng ta có thể kỳ vọng cú giảm điều chỉnh xuống vùng hỗ trợ 0.6670, trong khi kháng cự sẽ xuất hiện ở mức 0.6770/75; các vùng tương ứng cho cặp NZD/USD là 0.6150/75 (hỗ trợ) và 0.6275 (kháng cự). Tôi chắc chắn rằng tôi không phải là người duy nhất vẫn còn hoài nghi về đà phục hồi của thị trường chứng khoán. Good luck!
JPY (Donal O Cofaigh)
Nhu cầu về dòng tiền cuối tháng dành cho USD khiến tỷ giá USD/JPY quay trở lại vùng giữa của biên độ dao động hôm thứ Sáu, và việc tâm lý rủi ro hồi phục lúc đó khiến tỷ giá đóng cửa ở mức cao tại 107.77. Mặc dù sự hồi phục nhẹ trên thị trường cổ phiếu từ các mức đáy tồi tệ nhất của nó chắc chắn đã góp phần giải thích cho lực mua, nhưng có một vài điều khá bất ngờ đối với chúng tôi khi thấy tỷ giá vẫn được giao dịch ở mức cao bởi đồng USD đã chịu nhiều áp lực. Trên góc độ kỹ thuật, DXY có khả năng phá xuống khỏi vùng tích luỹ tam giác giảm, điều này sẽ đảm bảo bất kỳ lực tăng nào của USD sẽ được hấp thụ bởi lực cung (supply) trong các phiên giao dịch tới, nhưng tính bền vững trong việc Dollar Mỹ suy yếu sẽ được dự đoán thông qua việc thị trường cổ phiếu tích lũy trên đường trung bình động 200 ngày. Điều này có thể trở thành hiện thực nếu căng thẳng Mỹ - Trung không leo thang hơn nữa, tuy nhiên tôi nghĩ còn quá sớm để tin rằng hai bên sẽ dừng lại những dòng tweet và lời công kích hiếu chiến. Chúng tôi vẫn duy trì chiến lược chờ Short USD/JPY khi giá tăng lên đường trung bình DMA 200 ngày tại ngưỡng 108.36, với kỳ vọng tỷ giá sẽ giảm xuống mức đáy của ngày thứ Sáu 29/5 và vùng hỗ trợ 107.00. Good luck!