Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 04.06.2020: Cơ hội Short GBP đang dần hiện hữu
Tùng Trịnh
CEO
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 04.06.2020: Đừng vội quay lưng lại với tâm lý Risk On.
EUR (Scott McMurray)
Hôm qua là ngày thứ 7 liên tiếp EUR/USD tạo các mốc cao mới, trong đó mức cao 1.1258 của ngày hôm qua xuất hiện sau thông báo rằng Đức đã đồng ý với gói kích thích trị giá 130 tỷ EUR. Thoạt nhìn, điều đó được coi là tích cực so với kỳ vọng 100 tỷ EUR, nhưng gói này không bao gồm lĩnh vực ô tô động cơ đốt. Điều thú vị là sự thiếu vắng dòng vốn mua bán sau thời điểm tin tức trên được công bố, khi EUR/USD giảm nhẹ sau khi tin ra vào đầu phiên châu Á. Nhu cầu mua EUR/JPY dường như đã suy yếu, và tôi tin rằng đó là một lý do đáng kể cho đà tăng giá của EUR/USD gần đây. Tuy nhiên, ngày hôm nay sự chú ý sẽ đổ về ECB, trong đó kỳ vọng cơ bản là mức tăng 500 tỷ EUR đối với PEPP. Tôi có xu hướng nghĩ rằng mức tăng ít hơn 500 tỷ EUR sẽ khiến mức chênh lệch lợi suất TPCP Ý-Đức nới rộng hơn từ mức 193bps hiện tại của nó, và có thể khiến chỉ số Eurstoxx và Dax giảm, khi cả hai chỉ số đã tăng khoảng 7% từ đầu tháng đến giờ. Nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ kỳ vọng EUR/USD kiểm tra mức Pivot 1.1140/50, nếu giá bứt phá xuống bên dưới vùng này sẽ mở ra khả năng kiểm tra vùng hỗ trợ tiếp theo ở 1.1080/1.1100. Việc gói mua tài sản tăng gần 750 tỷ EUR có thể sẽ khiến cặp này tăng lên trên mức cao của ngày hôm qua và kiểm tra vùng 1.1300/30. Tôi đang không có vị thế nào trước thềm cuộc họp ECB, hay tìm kiếm một phản ứng thái quá ở bất kỳ hướng nào để Buy/Sell theo lực hồi lại. Thanh khoản dường như đã xấu đi trong tuần này, vì vậy ít nhất tôi sẽ kỳ vọng một buổi tối biến động mạnh.
Cập nhật: EUR nới rộng đà tăng khi ECB bổ sung 600 tỷ EUR cho PEPP (Paul Meggyesi - Nhóm Research JP Morgan)
ECB đã bổ sung vào gói PEPP 600 tỷ EUR với tổng số tiền lên đến 1,350 tỷ EUR / 11.3% GDP. Việc mua tài sản sẽ được tiến hành cho đến ít nhất là cuối tháng 6 năm 2021, và cho đến khi họ cho rằng cuộc khủng hoảng COVID đã kết thúc. Ngoài PEPP, ECB vẫn thực hiện việc mua tài sản trị giá 20 tỷ EUR mỗi tháng cùng với chương trình tạm thời trị giá 120 tỷ EUR cho đến cuối năm nay. Nhìn chung, các gói mua tài sản đều lớn hơn một chút so với kỳ vọng của thị trường, nhưng với số tiền khiêm tốn là 15 tỷ EUR mỗi tháng. Phản ứng bốc đồng của EUR không phải là điều chúng tôi đã mong đợi - sau sự thu hẹp đáng kể của chênh lệch lợi suất, chúng tôi đã kỳ vọng thị trường sẽ nhạy cảm hơn với các tác động thanh khoản của việc bổ sung các gói mua tài sản. Nhưng điều đó rõ ràng không phải là trường hợp đang xảy ra khi EUR/USD tiếp tục nới rộng đà tăng giá ấn tượng.
GBP (Robert Palladino)
Bảng Anh giảm mạnh trong phiên Á sáng nay từ 1.2580 về 1.2526, các chi nhánh của chúng tôi ghi nhận xuất hiện lực bán trong điều kiện không có tin tức gì nổi bật. Đà giảm chỉ bị chặn lại khi cuộc họp ECB bắt đầu. Khối lượng giao dịch đồng Bảng tăng lên và thiên về các vị thế bán GBP với USD và EUR. Các cuộc đàm phán Brexit chưa đạt được kết quả nào tuần này, vì vậy phe Bull chưa có lý do để hoàn toàn tin tưởng vào đà tăng của đồng Bảng. Chúng tôi khuyến nghị tiếp tục giữ trạng thái Short GBP qua EUR. Đối với chiến lược Short GBPUSD, cần chờ DXY tạo đáy trước khi gia tăng trạng thái. Kháng cự quan trọng của GBPUSD hiện nay là mốc 1.2650, và hỗ trợ quanh vùng 1.2400/50 và 1.2500.
Antipodean (Donald O Cofaigh)
Sự phục hồi của thị trường chứng khoán đã xoá sạch đà giảm của nhóm tiền Châu Đại Dương và khiến tôi phải đánh giá lại nhận định trước đó về việc Aussie và Kiwi đã tạo đỉnh. Tâm lý tích cực đối với tài sản rủi ro lan rộng khắp thị trường và nhóm fast money dường như đã đặt cược vào đà tăng của chứng khoán trong vài tuần, thậm chí vài tháng tới. Chừng nào chứng khoán chưa có dấu hiệu điều chỉnh, tôi nghĩ bất cứ đà giảm nào của AUD xuống các mốc hỗ trợ phía dưới đều trở thành cơ hội để đồng bạc tăng cao hơn. Hỗ trợ gần nhất của AUDUSD tại 0.6850/60 và thấp hơn là 0.6755/80, và chỉ cần giá vẫn nằm trên đường DMA 200 ngày (tại 0.6660), chiến lược Buy on dips sẽ vẫn hợp lý. NZDUSD cũng khá tương đồng về cấu trúc với việc giá đang nằm trên đường DMA 200 (tại mốc 0.6316), mặc dù trên góc độ vĩ mô, Kiwi không thể so sánh với Aussie do sự phân kỳ trong chính sách tiền tệ giữa 2 ngân hàng trung ương.
JPY (Shalin Patel)
Hôm nay USD/JPY cố gắng vượt qua ngưỡng kháng cự 109.00, thậm chí có lúc lên tới 109.165 và cảm giác rằng đó là điểm dừng chân cho phe mua trước khi phe bán quay trở lại đẩy tỷ giá giảm xuống vùng giá 108.80. Mở cửa phiên Mỹ tối nay, cặp tiền giao dịch gần 108.80/90 và cũng là mức giá đóng cửa từ hôm qua. Các vùng giá 108.30/50 và 108.10 sẽ là các ngưỡng hỗ trợ cần theo dõi, trong khi đó, 109.40/50 là các mốc kháng cự tiếp theo cần chú ý. Miễn là tỷ giá duy trì trên mức hỗ trợ trên, chiến lược mua bắt đáy (hoặc đứng ngoài theo dõi) sẽ hợp lý. Short USD/JPY ở thời điểm này không phải là một chiến lược hay. Với quyết định của ECB trong ngày hôm nay, hãy chú ý tới dòng tiền diễn biến tại EUR/JPY vì nó có thể là động lượng đằng sau Price Action của USD/JPY, đặc biệt là ngay sau khi ra tin. Ngày mai sẽ có tin về Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, mặc dù thị trường có vẻ không chú ý sát sao báo cáo đó trong bối cảnh số lượng việc làm vẫn bị ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19.
CAD (Robert Palladino)
Trong cuộc họp hôm qua, BOC thể hiện tâm lý tích cực nhất định đối với triển vọng tăng trưởng và khá tự tin về việc tác động của Covid-19 tới nền kinh tế được giảm thiểu. USD/CAD giảm 50 pips sau cuộc họp, xuống vùng 1.3480/90 và cặp tiền chưa phá được đáy này trong phiên hôm nay. Khối lượng giao dịch hiện vô cùng nhỏ và thiên về hướng Short USD/CAD, chủ yếu từ các quỹ tiền thật. Hỗ trợ chính hiện nay tại vùng 1.3440/70 (đỉnh của tháng 2/2020, vùng gap thiết lập sau khi Arab Saudi công bố tăng sản lượng hồi tháng 3, và cũng là đáy của hôm nay). Chúng tôi trung lập đối với USD/CAD và chờ cơ hội Long cặp tiền này với kỳ vọng giá sẽ điều chỉnh về vùng 1.3650 nếu tài sản rủi ro đảo chiều giảm (mặc dù thời điểm này chưa xuất hiện tín hiệu nào). Tin tức quan trọng sẽ dồn vào ngày mai, khi cả Mỹ và Canada đều công bố dữ liệu lao động.