Chiến lược giao dịch FX JPMorgan London 15.05.2024: Long AUD, NZD nếu CPI Mỹ kém kỳ vọng

Chiến lược giao dịch FX JPMorgan London 15.05.2024: Long AUD, NZD nếu CPI Mỹ kém kỳ vọng

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

18:55 15/05/2024

Nhận định của JPMorgan trading desk tại London.

GBP - Charlie Cass

Hôm nay tâm điểm sẽ là báo cáo CPI, PPI hôm qua nóng nhưng số lần trước có điều chỉnh giảm khiến USD quét 2 chiều, theo tôi báo cáo chả cho ta biết gì về PCE nên sẽ không có ngầm định gì từ PPI sang CPI hôm nay nên việc USD tiếp tục suy yếu đang phản ánh việc quét vị thế cùng USDCNH giảm. Tôi không nghĩ cụ Powell lại nói khác như vậy so với buổi họp báo đầu tháng nhưng ông vẫn khăng khăng không có chuyện tăng lãi suất - chắc thế nhưng nếu họ tiếp tục giữ trong khi các nhà khác hạ, thì không rõ ai dám nghĩ đó là dovish. Tôi không có trạng thái trước thềm dữ liệu, và cũng cần để ý biến động thường tốt trong một vài phiên, có thể làm trước nói sau, nhưng có chút vấn đề là ta còn báo cáo doanh số bán lẻ Mỹ nữa. Ông Pill có phát biểu và nói rằng đã bắt đầu nghiên cứu thời điểm nới lỏng, một cách khác để ông nói là “không hề khó tin về khả năng chúng tôi có đủ sự tự tin vào mùa hè để hạ lãi suất,” thị trường coi đây là dovish nhưng với việc ta đang định giá hơn 50% khả năng hạ lãi suất trong tháng 6 và 100% trong tháng 8, không khó hiểu khi biến động nhanh chóng đảo chiều. Tôi vẫn thích long GBP nhưng cần phải nhớ là ta cũng đang đợi báo cáo CPI dịch vụ Anh tuần sau, đang short nhẹ EURGBP. Về dòng tiền, các quỹ phòng hộ thuật toán mua ngày thứ 2 liên tiếp, còn các quỹ tiền thật và quỹ phòng hộ người đánh bán ra. Với GBPUSD, theo dõi các mức 1.2455/65 và 1.2595/00 (kháng cự 1.2635/40 cũng đáng chú ý với đường MA 100 ngày), còn với EURGBP, hỗ trợ ngắn hạn nằm tại 0.8585, sau đó là 0.8530, kháng cự chính nằm tại 0.8620.

AUD, NZD - Simon Spearing

Hành động giá sau báo cáo PPI khá thú vị, với số toàn phần nóng khiến USD tăng ngay lập tức, nhưng sau đó giảm trước số điều chỉnh xuống, điều đúng ra phải khiến thị trường không phản ứng mạnh, nhưng trái phiếu tăng và USD bị bán tháo. Hôm nay tâm điểm sẽ là CPI, nhưng nếu nhìn vào hôm qua, có vẻ thị trường đang muốn short USD trước tình hình hoạt động kinh tế Mỹ suy yếu và sẽ càng được khích lệ bởi báo cáo yếu hôm nay. Báo cáo nóng sẽ khiến USD tăng, nhưng với tôi bài đánh dễ hơn là báo cáo kém. Số liệu lương quý I tại Úc thấp hơn dự báo 0.1%, nhưng báo cáo quý trước được điều chỉnh tăng 0.1%. Báo cáo không có tác động, nhưng cả AUD và NZD đều tăng sau báo cáo Trung Quốc đang cân nhắc để chính quyền địa phương mua mấy triệu căn nhà chưa bán để hỗ trợ thị trường, phần nhiều trong số đó sẽ được sử dụng làm nhà ở giá rẻ, củng cố tâm lý khu vực. Báo cáo ngân sách hôm qua ghi nhận dự báo thặng dư năm thứ 2 liên tiếp. Thay vì đi sâu vào mấy con số, ta cứ chốt lại là hỗ trợ chi phí sinh hoạt nhiều hơn, cùng việc hạ thuế giai đoạn 3 bắt đầu vào tháng 7, củng cố quan điểm lãi suất RBA sẽ duy trì cao hơn trong thời gian dài hơn và củng cố triển vọng long AUD trên các cặp chéo. Như đã nói, hôm nay mọi con mắt sẽ về với báo cáo CPI, báo cáo kém thì tôi long AUD và NZD. Về phân tích kỹ thuật, AUDUSD break 0.6668 sẽ củng cố quan điểm tăng, với NZDUSD break kháng cự đường xu hướng tại 0.6075 và đóng cửa trên MA 200 ngày tại 0.6038 và MA 100 ngày tại 0.6081 cũng sẽ hỗ trợ quan điểm đánh lên. Số liệu lao động Úc ngày mai cũng sẽ khá quan trọng.

JPY, CHF - Charlie Cass

Hôm nay tâm điểm sẽ là báo cáo CPI, cùng với đó là báo cáo doanh số bán lẻ ngày mai, cũng không rõ ta có thể hô lạm phát đình trệ đến đâu nên cũng chưa rõ USDJPY sẽ phản ứng sao với báo cáo kém - đó là trải nghiệm của tôi với báo cáo ISM dịch vụ. Trong khi đó, dù tôi vẫn thuộc team buy on dip tôi không rõ ta còn giữ được bao lâu với một báo cáo kém (như tháng 10/2022) do yếu tố chi phối đang là lợi suất Mỹ. Đầu JPY thì không có gì nhiều, lợi suất 10 năm Nhật tiếp tục kiểm tra 0.95% nhưng chả ai quan tâm; 157 sẽ là kháng cự quan trọng tiếp theo, còn về hỗ trợ, theo dõi 154.90/00, sau đó là 151.80/00. Các quỹ phòng hộ người đánh mua mạnh JPY hôm qua, còn các quỹ tiền thật và quỹ phòng hộ thuật toán không giao dịch nhiều sau giai đoạn mua mạnh tuần trước. Tương tự với CHF, các quỹ phòng hộ thuật toán đang tạm dừng hoạt động thoát vị thế nhưng khác với JPY, hành động giá của CHF không cho họ nhiều lý do để vào lại - liệu hôm nay có khác? Để USDCHF hấp dẫn hơn ta sẽ cần cả CPI và bán lẻ hỗ trợ do tương quan của đồng tiền với tăng trưởng. Cặp tiền vẫn loanh quanh 0.90 và một chút biến động sẽ rất được hoan nghênh khi ta gần như không có xúc tác gì từ Thụy Sĩ trong vài tuần tới. 0.9095/00 là kháng cự trước mắt, sau đó là 0.9150/55; hỗ trợ nằm tại 0.9000/10.

JPMorgan

Broker listing

Cùng chuyên mục

JPMorgan Management Asset: Ảnh hưởng tiềm tàng của những thay đổi chính sách tại Mỹ đến các khoản đầu tư thay thế
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

JPMorgan Management Asset: Ảnh hưởng tiềm tàng của những thay đổi chính sách tại Mỹ đến các khoản đầu tư thay thế

Nhiều chính sách đang được đề xuất có tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ lạm phát. Nếu điều này xảy ra, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể sẽ phải kết thúc chu kỳ nới lỏng tiền tệ sớm hơn dự kiến, khiến lãi suất quỹ liên bang neo ở mức cao.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ