Chiến lược giao dịch FX JPMorgan London 16.04.2024: Short EUR là bài chính yếu
Đức Nguyễn
FX Strategist
Nhận định của JPMorgan trading desk tại London.
EUR - Kelvin Hebburn
USD tiếp tục tăng cao hơn khi dữ liệu Hoa Kỳ vẫn mạnh. PBOC nâng tham chiếu USDCNY và căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông đang gây áp lực lên tâm lý thị trường. Phe bán USD chỉ còn trông chờ vào lời hứa nới lỏng từ Fed bất chấp nền kinh tế vẫn kiên cường và lạm phát dai dẳng. Do đó, khi thông điệp vẫn giữ nguyên, rất khó để thị trường định giá thấp hơn 1.5 lần hạ lãi suất trong năm nay, trừ khi dữ liệu quay xe. Bởi vậy, thị trường sẽ xem xét kỹ bài phát biểu của ông Powell tối nay.
Thành thật mà nói tôi đã không đưa ra phương án giao dịch tối ưu với động thái này. Tôi bị hoảng với hành động giá sau báo cáo NFP, và với triển vọng hạ cánh mềm sẽ khiến lãi suất duy trì cao hơn và lâu hơn khi tâm lý toàn cầu được cải thiện vẫn không đủ sức thuyết phục tôi long USD hoàn toàn. Tôi có short CHF, ban đầu khá tốt, nhưng lại hơi toang khi xung đột nổ ra, khiến EURCHF giảm trở lại. Dữ liệu việc làm Vương quốc Anh chiều nay cho thấy tốc độ tăng trưởng thu nhập trung bình tuần vẫn mạnh, nhưng số lượng việc làm đã yếu hơn. Theo quan điểm của tôi, nếu bạn short EURUSD vì cho rằng ECB sẽ hạ lãi suất trước Fed, thì cũng có thể làm điều tương tự với BoE.
Các quan chức ECB đều đang đưa chung một quan điểm tới thị trường kể từ cuộc họp tuần trước mà chưa thấy có quan điểm bất đồng nào xuất hiện, do thị trường hiện đang "quay xe" với triển vọng chính sách tại Mỹ, điều này sẽ mở đường cho ECB cắt giảm lãi suất trước Fed và gây áp lực lên EUR, bất chấp tâm lý tích cực nhen nhóm trên toàn châu Âu gần đây. Đối với tôi, EURUSD rất có thể sẽ giảm về 1.05 khi thị trường bắt đầu quay lại. Nếu Powell dovish, tôi không rõ thị trường sẽ phản ứng sao, dữ liệu đang nói điều ngược lại. Sẽ là tín hiệu tốt nếu EURUSD tiếp tục duy trì dưới đáy năm ngoái ở mức 1.0695.
GBP - Charlie Cass
Sau báo cáo doanh số bán lẻ bùng nổ ở Hoa Kỳ, hành động giá trở nên khó hiểu khi thị trường cố phân tích xem USD mạnh lên bao nhiêu nhờ căng thẳng tại Trung Đông, tiếp theo là việc Trung Quốc nâng tỷ giá tham chiếu USDCNY lên 7.10 vào sáng nay. Đây có vẻ là một yếu tố quan trọng, đặc biệt nếu ta lại thấy PBOC nâng tỷ giá cao hơn vào ngày mai. Hiển nhiên vẫn còn nhiều lo ngại về chiến sự ở Israel, nhưng USD rất có thể sẽ không giảm nên tôi đã long USD luôn với EUR và CHF, và có thể thêm cả CAD nếu CPI Canada yếu. Phát biểu từ các quan chức Fed vẫn không quá căng và chủ tịch Powell sẽ phát biểu đêm nay - rõ là giọng điệu xoay trục hồi tháng 12 hơi quá căng trong việc đưa ra định hướng cho thị trường, chắc hẳn họ sẽ tránh lặp lại điều này nên tôi đang kỳ vọng một số khẳng định từ Powell rằng các điểm dữ liệu không phải tất cả, điều quan trọng vẫn là xu hướng lạm phát.
Tại Vương quốc Anh, dữ liệu việc làm hôm nay khá trái chiều, với tốc độ tăng lương trung bình tuần vượt kỳ vọng trong khi số lượng việc làm yếu hơn. Điều này khó có thể tác động đến lập trường của Hội đồng chính sách BoE. Tiếp tục chờ đợi báo cáo CPI Anh ngày mai để có thêm tín hiệu mới. Sau báo cáo Doanh số bán lẻ BRC kém và dữ liệu châu ÂU suy yếu, tôi nghĩ thị trường sẽ kỳ vọng lạm phát hạ nhiệt trước khi áp dụng mức trần cho giá năng lượng trong quý II vào tháng tới. Kháng cự quan trọng là 1.2500 sau khi GBPUSD chưa thể phá vỡ vào chiều qua, trong khi hỗ trợ tiếp theo là 1.2350/70. Cặp chéo EURGBP sẽ tiếp tục đi trong biên độ 0.85/86 cho đến khi có xúc tác mới. Thống đốc BoE Bailey sẽ có bài phát biểu vào 01:00 đêm nay tại Hội nghị IMF.
JPY - Charlie Cass
Thật khó để tranh luận về USDJPY vào lúc này, khi Bộ Tài chính Nhật Bản chỉ có thể theo dõi các yếu tố cơ bản thúc đẩy cặp tiền này lên mức đỉnh mới (154.605), với doanh số bán lẻ của Mỹ là nguyên nhân chính. Không thể coi động thái này là quá mức khi chúng ta đang tiệm cận mức ngưỡng tiếp theo mà thị trường kỳ vọng là giới hạn của chính phủ (155, sau mức 150 vào năm 2022). Đà tăng có thể sẽ chậm lại trước mức này, can thiệp bằng lời nói chưa thực sự tăng nhiệt nhưng điều này có thể thay đổi nếu chúng ta chinh phục mức 155 mà không có lý do chính đáng từ đầu USD. Chúng tôi đã chứng kiến lực bán ra JPY khá mạnh từ các quỹ tiền thật hôm qua (cả trong và ngoài nước), phiên thứ 4 liên tiếp trong khi các quỹ phòng hộ thuật toán cũng bắt đầu bán ra nhỏ lẻ. Chủ tịch Powell sẽ phát biểu tối nay, hỗ trợ đầu tiên nằm tại 153.90/00, sau đó là 152.50/60.
Cả 2 đồng này đều giảm hôm qua trước căng thẳng Trung Đông và báo cáo lạm phát Mỹ gây áp lực lên tâm lý thị trường, cùng với đó là cổ phiếu giảm, và cả việc PBOC thiết lập tham chiếu USDCNY cao hơn. Dù cả 2 đều không thể trở lại mức tôi nói để vào long USD, chiến lược vẫn không đổi và ta có thể tiếp tục có thêm động lực để short NZD nếu báo cáo lạm phát quý I tiếp tục cho thấy lạm phát hạ nhiệt. Số liệu tiếp tục cho thấy một nền kinh tế kiệt quệ và dù RBNZ vẫn kiên quyết với mục tiêu lạm phát, nếu lạm phát vẫn dai dẳng, rất có thể họ đang mắc sai lầm chính sách. Nên một báo cáo kém kỳ vọng ngày mai sẽ đẩy mạnh kỳ vọng xoay trục và hỗ trợ phe short NZD; ta có thể xuống kiểm tra đáy 2023 tại 0.5775/90. Dù AUDNZD lúc này đang được định giá khá hợp lý, báo cáo kém kỳ vọng sẽ nới rộng chênh lệch lợi suất cùng với giá hàng hóa cao hơn, hỗ trợ cặp tiền trở lại 1.1000.
JPMorgan