Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan London 28.07.2020: Nhịp chỉnh của EUR là cơ hội cho chúng ta.
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Buy on dip EUR/USD (1.165x/1.17), chú ý phiên New York. Buy AUD/USD tại 0.7040/60 và NZD./USD tại 0.6600/20. Short USD/JPY 105.80/90 và canh Short USD/CHF. Có thể Long EUR/GBP nhưng phải hết sức cẩn trọng.
EUR – Jeffrey Simmons
EUR có nhịp điều chỉnh nhẹ vào buổi sáng phiên Á khi USD bước vào đoạn phục hồi, nhưng mức độ di chuyển của EUR trong những phiên vừa qua là rất ấn tượng. Tôi đã nhắc đến việc khi ngưỡng 1.1600/20 bị xuyên thủng thì sẽ còn rất ít các mức cản kỹ thuật trên con đường EUR/USD tiến lên vùng 1.1800/25. Tôi cũng từng nhắn nhủ rằng bản thân không kỳ vọng một cú nhảy vọt ngay lên 1.1800/30, và tôi gần như đã sai khi mức đỉnh hôm qua thiết lập tại 1.1781. Dù như thế nào thì nền tảng vững chắc đang hỗ trợ đà tăng cho EUR vẫn còn đó, và tôi nghĩ vẫn còn nhiều dư địa để bứt phá các mốc cao hơn, kỳ vọng vượt qua 1.20 vào giữa thu này, hoặc thậm chí sớm hơn. Tuần này có yếu tố khó lường đó là hoạt động giao dịch cuối tháng, do đó cần sẵn sàng đón nhận khả năng Price action diễn biến hai chiều. Với quan điểm vừa nêu, tôi không định sẽ chốt lời hoàn toàn, hay là giảm vị thế về mức nhỏ, bởi các sự kiện cuối tháng chưa bao giờ dễ đoán, và việc bỏ lỡ một nhịp tăng mạnh từ 1.17 sẽ rất đáng tiếc, khi mà niềm tin được củng cố mạnh mẽ. Giữ cho mình mức độ linh hoạt trong tuần này là điều nên làm. Bất kỳ nhịp chỉnh sâu nào về 1.165x sẽ là Strong Buy. Một điều cần lưu ý là hầu hết các nhịp tăng đều tập trung vào phiên New York, đặc biệt quanh 10:30 tối đến 3:30 sáng (giờ Việt Nam). Cho đến khi nào mẫu hình này “mất hiệu nghiệm” thì tôi vẫn khuyến nghị đây là khung thời gian quan trọng nếu cho ai muốn giao dịch intraday.
GBP – Karim Mir
Đồng Sterling tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng khi củng cố thêm đà tăng trong những phiên gần đây với việc các số liệu kinh tế cho thấy sự tích cực. Hôm qua ta đã chứng kiến sức mạnh của đồng Cable khi nó được giao dịch trên mức 1.29 và mặc dù có giảm tốc đôi chút sau đó, đồng Pound về cơ bản vẫn đang thể hiện rất tốt. Chúng tôi vẫn thấy có lượng vị thế Sell lớn ở các chi nhánh, tuy nhiên điều đó không thực sự thể hiện bức tranh toàn cảnh vì thời điểm cuối tháng có khá nhiều biến động nhiễu, do đó mức 1.3 khả năng cao sẽ chạm đến. Tỷ giá EUR/GBP đã giữ mức 0.9100 trong ngày hôm qua, nhìn chung chúng tôi mong muốn Buy on dips ở đoạn cắt, tuy nhiên vùng 0.9150/80 cũng là vùng kháng cự khá mạnh, do đó chúng tôi giữ quan điểm Sell cao Buy thấp ở vùng giao này. Nói tóm lại, chúng tôi ưu tiên chiến lược Buy on dips EUR/GBP nhưng hãy cẩn thận đà tăng của đồng Cable trong tuần này.
AUD, NZD, CAD – Simon Spearing
Cả 3 đồng đều giảm từ mức đỉnh trong sáng nay khi USD tăng phục hồi, dẫn dắt bởi sự thoái lui của Vàng. Với đà tăng của Vàng dần “đuối sức”, thật thú vị khi thấy rằng AUD tăng so với NZD và do đó chúng ta bước vào phiên với AUD/NZD tăng hơn 0.5% so với mức đáy đêm qua, rất đáng khích lệ đối với những người bán NZD (qua AUD và EUR). Vì vậy, trong khi cả AUD và NZD đều giảm thấp hơn, quan điểm về một đồng USD suy yếu và do đó buy on dip, vẫn giữ nguyên. Các dòng vốn mua bán cuối tháng, với khả năng nhu cầu USD tăng lên vào ngày mai (value date), có thể khiến 2 ngày tiếp theo trở nên khó khăn, nhưng các nhịp giảm điều chỉnh xuống 0.7040/60 ở AUD và 0.6600/20 ở NZD/USD sẽ gặp nhu cầu mua. Ở cặp USD/CAD, trong khi giá vẫn ở dưới 1.3490/1.3520 (mức bứt phá và MA 200 ngày), quan điểm của chúng tôi vẫn là bearish. Nhưng giá cũng đang tiến gần đến mức hỗ trợ cứng 1.3310/40, khó để bứt phá một cách dễ dàng, do đó chúng tôi đã chốt lãi ở cặp này, nhưng sẽ xem xét để sell on rally ở mức giá cao hơn.
JPY – Charlie Cass
Một đợt tăng nhẹ của chỉ số DXY sáng nay, đồng pha với cú sụp mạnh của Vàng (đánh rơi 2% so với mức đỉnh mọi thời đại), do đó không ngạc nhiên gì khi thấy đồng bạc xanh có nhịp điều chỉnh khi vị thế thị trường và hoạt động giao dịch cuối tháng (diễn ra từ ngày mai) thường được dự đoán sẽ chứng kiến nhu cầu mua USD đáng kể từ khu vực doanh nghiệp. Các quỹ phòng hộ (và các quỹ tiền thật bên ngoài Nhật) tiếp tục là những bên mua JPY rất đáng kể, nhất là sau cú xuyên thủng ngưỡng 106 vào những ngày trước, dù chưa có dấu hiệu cụ thể về hoạt động mua JPY từ phía các quỹ nội địa Nhật. Không nghi ngờ gì, chúng ta đang ở lưng chừng của một xu hướng lớn, nhưng vẫn cần mở vị thế ở mức độ hợp lý khi mà cuối tháng đang đến gần, và khi cuộc họp Fed sẽ diễn ra vào ngày mai (dù chẳng có gì nhiều để kỳ vọng). Có thể xem xét mở thêm vị thế Short tại 105.80/90. Ngưỡng hỗ trợ tiếp tục là 105.15/25, xa hơn là 104.50, trong khi kháng cự ngắn hạn vẫn ở 105.65/70 và xa hơn là 106.10/20.
CHF – Jeffrey Simmons
EUR/CHF đã có một nhịp tăng giá hơi kỳ lạ vào ngày hôm qua, mà chúng tôi vẫn không chắc chắn về nguyên nhân chính xác. Chúng tôi chỉ có thể giả định rằng nó được dẫn dắt bởi các dòng vốn mua bán. Các chiến lược gia của chúng tôi đã lưu ý về Báo cáo Kho bạc của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố trong tuần này, có khả năng tuyên bố Thụy Sĩ là một nước thao túng tiền tệ. Nếu điều này xảy ra, tôi sẽ kỳ vọng (ít nhất) một ngày cho đồng Franc tăng giá so với các đồng G-10 khác. Liệu nó có thay đổi đáng kể phạm vi của các động thái can thiệp trong tương lai hay không lại là một cuộc thảo luận khác, và điều đó không hoàn toàn rõ ràng. Chúng ta đã chứng kiến đồng Franc suy yếu nhiều lần vào các thời điểm cuối tháng và trong tuần gần cuối tháng, vì vậy có lẽ nhịp tăng của ngày hôm qua có liên quan đến việc này theo một cách nào đó. Đối với những người đang canh mua CHF, chúng tôi tiếp tục khuyến nghị short USD/CHF hơn là EUR/CHF. Các lựa chọn thay thế bao gồm NZD/CHF và GBP/CHF.