Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 19.03.2021: Tiếp tục Short GBP
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – Simon Spearing
Tỷ giá EUR/USD mở cửa ở mức đỉnh ngày hôm qua và giảm liên tục trong suốt phiên giao dịch khi lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục tăng và chứng khoán chịu áp lực. Như chúng tôi đã lưu ý, với việc lợi suất TPCP Mỹ tăng cao hơn, chúng ta nên mua USD so với các đồng lợi suất thấp. Việc EMA tuyên bố vaccine AstraZeneca 'an toàn' vào ngày hôm qua khiến thị trường có vẻ an tâm hơn một chút và điều này đã giúp đồng tiền chung bật khỏi vùng đáy. Tuy nhiên các báo cáo ban đầu về căng thẳng Mỹ và Trung Quốc trong các cuộc đàm phán ở Alaska có thể khiến tâm lý thị trường thay đổi rất nhanh chóng. Chúng tôi đã giao dịch 'chiến thuật' mặc dù quan điểm là Buy on dips USD. Thị trường hôm qua khá hỗn loạn và với việc TPCP Đức không có phong độ tốt vào ngày hôm qua, và sẽ cần quan sát liệu ECB có tăng lượng mua tài sản của chương trình PEPP như đã đề ra trong cuộc họp tuần trước hay không. Như tôi đã đề cập nhiều lần, Sell on rallies 1.2000/10 vẫn là chiến lược chủ đạo và chưa có gì cần thay đổi. Không có dữ liệu kinh tế nào đáng chú ý ngày hôm nay, vì vậy chúng ta có thể sẽ có một phiên giao dịch cuối tuần tương đối yên bình.
GBP – Charlie Cass
Không có nhiều sự thay đổi từ phía BoE, mặc dù tâm lý lạc quan tăng lên trong ngắn hạn nhưng thông điệp về triển vọng trung hạn vẫn không rõ ràng, thị trường đã chờ đợi cơ quan này sẽ nghiêng về giọng điệu “hawkish” (nhưng điều này không xảy ra) nên Sterling đã suy yếu ngay sau cuộc họp, và điều này càng thể hiện rõ nét khi cặp chéo EUR/GBP quay trở lại hỗ trợ 0.8540/50. Bất chấp những “kịch tính” sau khi phiên London đóng cửa, trong đó giá dầu tiếp tục giảm mạnh và TTCK phần nào giảm theo vào buổi sáng phiên Á, chẳng có điều gì nổi bật hơn để bàn luận. Hôm nay ông Cunliffe sẽ phát biểu nhưng nhìn chung lịch sự kiện hôm nay sẽ không có gì đáng chú ý. Giữ niềm tin Short chiến thuật Cable lúc này, chờ mở thêm vị thế ngay tại vùng kháng cự quan trọng là 1.4000/10 và 1.4050/60 (EUR/GBP: 0.8600/05, 0.8630/40). Hỗ trợ ngắn hạn hiện ở các ngưỡng 1.3895/05 và 1.3850/60 (EUR/GBP: 0.8535/40, 0.8420/30).
AUD, NZD, CAD – James Clark
Thật ấn tượng khi theo dõi Nasdaq và giá dầu WTI giảm 1% vào mỗi lần tôi kiểm tra giá vào đêm qua, nhưng yếu tố quyết định nhất (hơn cả con số đang đỏ trong tài khoản của tôi) đó là các đồng high-beta đã giao dịch tốt đến thế nào. Tôi đã chú ý điều này nhiều lần trong tháng qua, đó là khi đặt suy nghĩ quá nhiều vào price action khi thị trường biến động mạnh như hiện nay là một hành động vô ích. Tuy nhiên, giọng điệu “dovish” ngày càng tăng của Fed là khá bộc phát và ấn tượng, đi kèm với sự vững vàng của các đồng high-beta vào sáng nay, đã đem đến hy vọng rằng các cặp chéo XXX/JPY sẽ tiếp tục tăng tiếp. CAD là đồng tiền tôi lựa chọn để thể hiện niềm tin trên, bởi NHTW nước này đang đi đúng hướng. Tôi vẫn tin dầu tăng, bất chấp cú giảm đêm qua, và Canada sẽ là nước hưởng lợi đáng kể từ sự tăng trưởng bùng nổ của Mỹ, cũng như từ gói kích thích tài khóa. Dù rằng báo cáo việc làm tại Úc rất tích cực, RBA lại đang đi sai hướng và với chỉ số GDP xấu của New Zealand công bố vài ngày trước, thì đang có một lực cản lên Kiwi. Vẫn giữ Short AUD/CAD sau thời điểm Fed có lúc giúp cặp tỷ giá này chạm vùng 0.97xx.
JPY – James Clark
BoJ đã điều chỉnh chính sách vào sáng nay, không có gì quá đột phá hoặc đáng ngạc nhiên vì tất cả đều đã được thông báo kỹ càng. Những thay đổi chính là loại bỏ định hướng chương trình mua chứng chỉ ETF nhưng duy trì mức mua vào tối đa và mở rộng biên độ lợi suất TPCP Nhật kỳ hạn 10 năm +/- 20bps (không chính thức) lên +/- 25bps, đã được báo cáo trong bản tin địa phương vào sáng nay. Do đó, USD/JPY không phản ứng nhiều và chúng tôi quay trở lại giao dịch dựa trên lợi suất của Hoa Kỳ. Cuối cùng chúng ta cũng thấy lợi suất yếu đi sau khi chứng khoán và dầu giảm sâu vào đêm qua và hôm nay là thứ sáu, nên tôi không mong đợi mọi thứ sẽ nhanh chóng trở lại. Tuy nhiên, hướng đi của lợi suất, dầu, cổ phiếu và USD/JPY đã trở nên rõ ràng; đối với tôi, tất cả chúng đều sẽ tăng cao hơn nhiều từ thời điểm này. Mối quan tâm lớn nhất đối với USD/JPY là vị thế thị trường, đang có khối lượng khá lớn nhưng rất vững chãi và được xây dựng ở các mức giá tốt. Bên cạnh đó là liệu các quỹ tiền thật nội địa có đột ngột quyết định rằng xu hướng đến nay đã đi đủ xa rồi hay không. Chúng tôi đã thấy các quỹ tiền thật nội địa bán ra vào buổi sáng trước khi tiêu đề trên Nikkei xuất hiện và chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ xem đà bán này có tăng thêm hay không. Hãy buy on dips USD/JPY, với các mức 108.60, 108.30/35, 108.00 là hỗ trợ cần chú ý.
CHF – Matthew Pheasant
Đà tăng của lợi suất TPCP Mỹ và sự sụt giảm của chứng khoán đã hỗ trợ cho đồng USD trong phiên hôm qua, đẩy tỷ giá USD/CHF lên kháng cự 0.93. Tâm lý rủi ro tích cực hơn đôi chút khi bước vào phiên London tuy nhiên chúng tôi giữ quan điểm Long USD so với các đồng lợi suất thấp do đó chiến lược vẫn là thêm vị thế Long chủ đạo USD/CHF khi tỷ giá giảm về vùng hỗ trợ 0.92. Trong khi đó EUR/CHF vẫn đang kẹt ở vùng 1.10.
JP Morgan