Chính quyền ông Biden tính hạn chế áp dụng cấm vận kinh tế và tài chính

Chính quyền ông Biden tính hạn chế áp dụng cấm vận kinh tế và tài chính

21:00 19/10/2021

Sau cuộc rà soát các chính sách cấm vận kéo dài 9 tháng do Bộ Tài chính Mỹ đứng đầu, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng các biện pháp cấm vận sẽ vẫn là một công cụ chính sách quan trọng nhưng cần được điều chỉnh tốt hơn...

Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: Getty Images
Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: Getty Images

Theo tin từ Wall Street Journal, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ hạn chế sử dụng các biện pháp cấm vận về kinh tế và tài chính - sự thay đổi mà theo các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho là sẽ giúp tăng cường sức ảnh hưởng của chiến thuật ngoại giao mà Mỹ áp dụng những năm gần đây.

BƯỚC NGOẶT NGOẠI GIAO CỦA MỸ

Sau cuộc rà soát các chính sách cấm vận kéo dài 9 tháng do Bộ Tài chính Mỹ đứng đầu, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 18/10 cho rằng các biện pháp cấm vận sẽ vẫn là một công cụ chính sách quan trọng nhưng cần được điều chỉnh tốt hơn.

“Để đạt được mục tiêu đó, một quy trình liên ngành mới sẽ được triển khai để xem xét các biện pháp cấm vận và cân nhắc nguy cơ gây ra các tổn hại không mong muốn cho các nhóm dễ bị tổn thương, sự phản kháng từ các đồng minh cũng như những hậu quả về kinh tế và địa chính trị khác”, Wall Street Journal dẫn nguồn từ quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Sự thay đổi lớn này có thể đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách ngoại giao của Mỹ sau thời gian dài các chính quyền tiền nhiệm có xu hướng tìm đến các biện pháp cấm vận để trừng phạt những điều được cho là hành vi sai trái và thúc đẩy chính phủ nước ngoài tuân theo lợi ích của Mỹ.

Trong 2 thập kỷ qua, số lượng các biện pháp cấm vận mà Mỹ áp lên các chính phủ, doanh nghiệp, quan chức và các đối tượng khác đã tăng lên gấp 10 lần. Xu hướng này lên đến đỉnh điểm dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump với việc thời xuyên đưa các đối thủ vào “danh sách đen” so với những chính quyền tiền nhiệm.

Thời gian qua, Chính phủ nhiều nước, bao gồm cả một số đồng minh của Mỹ, thường chỉ trích việc áp dụng cấm vận của Mỹ là “chính sách tồi” và “công lý nối dài”. Nhiều bên ủng hộ việc dùng cấm vận cũng tỏ ra hoài nghi về hiệu quả, đồng thời quan ngại rằng các biện pháp này làm suy yếu quyền lực trên toàn cầu của Mỹ cũng như thúc đẩy việc tạo ra các hệ thống tài chính thay thế và sử dụng tiền ảo nằm ngoài khả năng ảnh hưởng của Mỹ.

Các biện pháp cấm vận đôi khi cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc đảm bảo các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Những người ủng hộ cho rằng các biện này thay thế cho việc dùng vũ lực, đặc biệt là khi chính quyền Trump tìm cách giảm bớt hiện diện quân sự của Mỹ ở nước ngoài. Các cựu quan chức của chính quyền Trump cũng từng khẳng định rằng việc dựa vào sự đồng thuận quốc tế và chờ đợi các đồng minh có thể dẫn đến những thỏa hiệp làm suy yếu an ninh quốc gia của Mỹ.

TÍNH TỚI TÁC ĐỘNG CỦA CẤM VẬN VỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH, KINH TẾ VÀ DÂN SỐ DỄ TỔN THƯƠNG

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Adewale Adeyemo - người dẫn đầu cuộc rà soát nói trên, khẳng định cách tiếp cận mới trong chính sách ngoại giao của Mỹ nhằm "đảm bảo rằng các lệnh cấm vận vẫn là một công cụ an ninh quốc gia hiệu quả”. Trong cuộc rà soát này, các quan chức đã xem xét những lệnh cấm vận trước đay và nhận thấy rằng những lệnh cấm vận được xem xét kỹ lưỡng trước khi triển khai có khả năng thành công cao hơn.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Adewale Adeyemo - Ảnh: WSJ

 Bên cạnh đó, một điểm quan trọng khác trong chiến lược đối ngoại của chính quyền Biden là kêu gọi hợp tác quốc tế cho các cơ chế trừng phạt, thay vì thực hiện một mình.

Quy trình liên ngành mới sẽ xem xét ảnh hưởng tiềm tàng của các biện pháp cấm vận đối với các thị trường tài chính, nền kinh tế cũng như nhóm dân số dễ bị tổn thương. Một quan chức Bộ Tài chính cho biết quy trình này giống với các thủ tục hành chính cần thiết để phê duyệt sử dụng quân đội.

Chính quyền Tổng thống Biden đã khôi phục việc áp dụng biện pháp cấm vận kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 1/2021. Từ đó đến nay, khoảng 450 đối tượng, gồm cá nhân, công ty và các thực thể khác, bị đưa vào “danh sách đen”. Con số này chưa bằng một nửa so với số lượng đối tượng bị cấm vận trong năm đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump, theo dữ liệu từ Bộ Tài chính được thu thập bởi Trung tâm an ninh mới của Mỹ (CNAS) - một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington.

Theo nhà nghiên cứu Jason Bartlett của CNAS, những con số này cho thấy chính quyền Biden do dự hơn trong việc đáp trả lại các thách thức trong chính sách ngoại giao bằng lệnh cấm vận.

“Các lệnh cấm vận sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quyền lực của Mỹ. Chính quyền Biden sẽ kết hợp các biện pháp cấm vận như một nhân tố làm tăng sức mạnh trong chiến lược ngoại giao, thay vì áp dụng chủ đạo”, ông Bartlett nhận định.

Theo Wall Street Journal, chính quyền Biden đang cân nhắc rút các biện pháp cấm vận kinh tế với Iran được đưa ra dưới thời Tổng thống Trump, và ưu tiên miễn trừ nhân đạo cho Venezuela, Tehran và Afghanistan. Chính quyền cũng dự kiến nhắm mục tiêu đặc biệt vào những bên vi phạm nhân quyền, tham nhũng và sử dụng thị trường tiền ảo cho các hoạt động tài chính phi pháp.

Link gốc tại đây.

Theo Vietstock

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ