Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Michelle Bowman cho rằng Fed nên cân nhắc liệu khả năng vay thông qua công cụ cho vay chiết khấu đặc biệt (discount window) có nên được xem xét khi đánh giá thanh khoản của tổ chức cho vay không.
Trong khi nền kinh tế Mỹ cho thấy khả năng phục hồi phi thường vào năm ngoái thì châu Âu lại phải trải qua thời kỳ khó khăn hơn với tốc độ tăng trưởng trì trệ. Sự yếu kém này phần lớn bắt nguồn từ những tác động của việc Nga xâm chiếm Ukraine, cũng như cuộc khủng hoảng năng lượng.
Giá vàng ổn định quanh mức đỉnh kỷ lục mới, bạc chạm đỉnh trong hai năm sau khi hai quan chức Fed cho biết họ vẫn kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất ba đợt trong năm 2024, thúc đẩy triển vọng của kim loại quý.
Chứng khoán châu Á sụt giảm hôm thứ Tư (03/04) sau khi dữ liệu kinh tế mạnh mẽ làm dấy lên suy đoán rằng các ngân hàng trung ương lớn sẽ giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn.
Chỉ số Dow Jones giảm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (02/04), tiếp tục khởi đầu quý một cách mờ nhạt trên Phố Wall, trong bối cảnh lợi suất TPCP tăng và nhà đầu tư hạ kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 6/2024.
Tình trạng đóng short đồng loạt (short squeeze) được dự đoán có thể kéo dài, do trong khi hầu hết nhà đầu tư đổ xô mua cổ phiếu theo đà tăng nóng của thị trường, các quỹ phòng hộ lại không ngừng bán khống các cổ phiếu riêng lẻ trong suốt đà leo dốc của thị trường kể từ tháng 10.
Các nhà giao dịch trái phiếu dự đoán Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ ít hơn trong năm nay, đồng thời hạ đặt cược về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong tháng 6 xuống dưới 50%, sau khi hoạt động sản xuất của Mỹ bất ngờ mở rộng lần đầu tiên kể từ năm 2022.
Chứng khoán châu Á khởi đầu quý II khá trầm lắng vào thứ Ba (02/04) khi dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ củng cố quan điểm rẳng Fed sẽ không vội hạ lãi suất.
Chỉ số Dow Jones giảm điểm vào hôm thứ Hai (01/04) để khởi đầu quý II, khi nhà đầu tư cân nhắc dữ liệu lạm phát mới của Mỹ trong bối cảnh lo ngại đà tăng của thị trường có thể chậm lại.