Thống đốc Kazuo Ueda cho biết Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) sẽ không thay đổi chính sách để can thiệp trực tiếp vào các biến động tiền tệ. Bình luận này được đưa ra khi các nhà đầu tư trên thị trường đang chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ có thể khiến cặp USDJPY vượt ngưỡng khiến chính phủ Nhật Bản phải can thiệp tiền tệ.
Các nhà giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới ngày càng tích cực về thị trường dầu tăng giá trong nửa cuối năm sau khi giá đã vượt ngưỡng 90 USD/thùng lần đầu tiên sau nhiều tháng.
Các nhà giao dịch bearish CAD nhiều nhất trong một năm do kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) sẽ thông báo về việc cắt giảm lãi suất khi họ công bố quyết định của mình vào thứ Tư, hoặc thậm chí đưa ra một biện pháp nới lỏng bất ngờ.
Cổ phiếu tại các thị trường mới nổi đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2022, khi các nhà giao dịch chuẩn bị nhận dữ liệu lạm phát của Mỹ trong tuần này, từ đó đánh giá các bước tiếp theo trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đưa ra quan điểm lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nhắc đến việc lạm phát hạ nhiệt và khả năng cắt giảm lãi suất trong tương lai gần.
Thống đốc Kazuo Ueda đánh dấu kỷ niệm một năm tại vị trí lãnh đạo Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) khi ngừng chính sách hỗ trợ kinh tế tham vọng nhất trong lịch sử Ngân hàng Trung ương, với tiếp cận đáng ngạc nhiên cả về tốc độ và thành công tránh được những biến động của thị trường.
Theo Citigroup Inc, chính quyền Nhật Bản có thể cần bán trái phiếu chính phủ trong trường hợp họ can thiệp để hỗ trợ đồng yên đang suy yếu, thay vì chỉ rút tiền mặt được gửi trong Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Theo Standard Chartered, dồng Yên đang dao động gần mức thấp nhất trong 34 năm, nhưng chính quyền Nhật Bản có thể sẽ đợi công bố lạm phát của Mỹ vào cuối tuần này trước khi can thiệp để hỗ trợ đồng tiền này.