Diễn biến thị trường ngoại hối châu Á cùng với “cơn bão” PMI. Tâm điểm xướng tên PMI Sản xuất ISM của Mỹ

Diễn biến thị trường ngoại hối châu Á cùng với “cơn bão” PMI. Tâm điểm xướng tên PMI Sản xuất ISM của Mỹ

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

10:46 03/09/2024

Nhận định của MUFG Research.

Sự kiện nổi bật trong ngày

  • G3: PMI Sản xuất ISM; Chỉ số việc làm ngành sản xuất ISM của Mỹ.
  • Châu Á: PMI Dịch vụ Caixin PMI của Trung Quốc; PMI Dịch vụ HSBC của Ấn Độ; PMI của Việt Nam và Singapore; COE của Singapore.

Điểm nhấn về mặt dữ liệu

Tuần giao dịch mới bắt đầu khá yên ắng do ngày nghỉ lễ Lao động tại Mỹ. Thị trường châu Á cũng có những biến động nhẹ. Đồng tiền một số quốc gia châu Á có xu hướng mất giá so với các đồng tiền khác, trong khi nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn với thị trường chứng khoán. Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là do dữ liệu PMI Sản xuất chính thức của Trung Quốc công bố cuối tuần trước không mấy khả quan. Ngược lại, nền kinh tế Mỹ vẫn cho thấy những tín hiệu tích cực với sự tăng trưởng của GDP và chi tiêu cá nhân.

Các số liệu PMI công bố gần đây cho thấy hoạt động kinh tế của các quốc gia châu Á vẫn ổn định. Hầu hết các nền kinh tế xuất khẩu lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Singapore đều duy trì đà tăng trưởng. Trung Quốc cũng ghi nhận sự cải thiện nhẹ với PMI Sản xuất Caixin tăng lên 50.4 từ 49.8 trong tháng trước. PMI Sản xuất của Ấn Độ giảm xuống 57.5 từ 57.9 nhưng vẫn mạnh mẽ. Indonesia là quốc gia duy nhất chứng kiến hoạt động kinh tế chậm lại, ít nhất là qua góc nhìn của PMI. Trong khi đó, lạm phát ở Hàn Quốc và Indonesia vẫn trong tầm kiểm soát ở mức khoảng 2% so với cùng kỳ, mở ra khả năng cắt giảm lãi suất. Chúng tôi dự đoán Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 10, trong khi Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) có thể sẽ khởi động chậm hơn từ Q1 năm 2025.

Nhìn về phía trước, PMI Sản xuất ISM tháng 8 của Mỹ sẽ là tâm điểm chú ý trong ngày hôm nay. Bên cạnh các số liệu tổng quan và đơn hàng mới, thị trường sẽ đặc biệt quan tâm đến chỉ số việc làm trong ngành sản xuất. Điều này là do Fed đang rất chú trọng vào sức khỏe thị trường lao động, nhằm cân nhắc tốc độ, cũng như quy mô của các đợt cắt giảm lãi suất. Chỉ số việc làm trong ngành sản xuất của tháng trước khá thấp, chỉ ở mức 43.4 và giới đầu tư đang theo dõi sát sao để xem liệu xu hướng này có tiếp tục hay không.

Chỉ số việc làm ngành sản xuất ISM của Mỹ

Diễn biến thị trường ngoại hối châu Á

Thị trường ngoại hối châu Á đã có dấu hiệu chững lại trong các phiên giao dịch gần đây do thiếu vắng động lực giao dịch mới. Đồng Baht Thái (THB), Ringgit Malaysia (MYR) và Won Hàn Quốc (KRW) đều mất giá đáng kể.

Dữ liệu GDP Q2 của Ấn Độ thấp hơn cả dự kiến (6.8%) và ước tính của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI - 7.1%), chỉ đạt 6.7%. Điều này khiến nhiều người dự kỳ vọng rằng RBI sẽ sớm có động thái cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chu kỳ hạ lãi suất sẽ diễn ra một cách chậm rãi, bởi sự suy giảm tăng trưởng phần lớn là do các yếu tố ngắn hạn như bầu cử và nắng nóng. Ngoài ra, các số liệu chi tiết cho thấy tiêu dùng cá nhân và đầu tư đã có dấu hiệu phục hồi.

Các chỉ số kinh tế ngắn hạn của Ấn Độ đến tháng 8 cho thấy một bức tranh hỗn hợp. Trong khi tiêu dùng ở các thành phố và chi tiêu hoạt động của chính phủ có dấu hiệu chậm lại, thì tiêu dùng nông thôn và đầu tư (cả công và tư) lại có xu hướng tăng. Nhìn chung, nếu RBI quyết định giảm lãi suất sớm hơn dự kiến, điều này có thể thu hút thêm vốn đầu tư từ nước ngoài và giúp giải quyết tình trạng thâm hụt thương mại đang gia tăng.

Xét đến việc đồng Rupee Ấn Độ INR đã và đang mất giá khá nhiều so với USD, chúng tôi dự đoán tỷ giá USD/INR sẽ tiếp tục tăng. Do đó, RBI có thể sẽ can thiệp để ngăn tỷ giá tăng đột biến, đặc biệt là sau tháng 11 khi các yếu tố mùa vụ có lợi hơn. Chúng tôi ước tính rằng tỷ giá USD/INR sẽ dao động trong biên độ 83.50-84.00 thời gian tới.

MUFG Research

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ