Định vị những quốc gia hưởng lợi và chịu thiệt hại trong xu hướng tăng của giá cả hàng hóa toàn cầu

Định vị những quốc gia hưởng lợi và chịu thiệt hại trong xu hướng tăng của giá cả hàng hóa toàn cầu

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

11:51 11/03/2021

Thị trường hàng hóa toàn cầu đang đứng trước viễn cảnh của một xu hướng siêu tăng giá mới, và ở đó không phải tất cả sẽ đều là người chiến thắng.

Có thể bạn sẽ cho rằng việc thế giới đang dần vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ là thông tin tích cực đối với tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, xu hướng tăng vọt của giá năng lượng, kim loại và ngũ cốc vừa qua sẽ mang tới thuận lợi cho một số nền kinh tế trong khi lại tiềm ẩn rủi ro bất lợi đối với một số khác.

Giá dầu đã tăng tới khoảng 75% kể từ đầu tháng 11 năm ngoái khi các quốc gia phát triển thực hiện tiêm chủng vắc-xin cho người dân và mở cửa trở lại các nhà máy sản xuất. Trong bối cảnh đó, nhu cầu đối với kim loại đồng, vốn được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất, đã tăng lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây. Giá cả thực phẩm cũng đã liên tục tăng lên kể từ tháng 5. Các nhà xuất khẩu đã được hưởng lợi từ xu hướng trên mà điển hình là các ông lớn xuất khẩu dầu mỏ như Ả-rập Xê-út và Nga.

Giá cả hàng hóa và năng lượng đã tăng vọt kể từ cuối năm 2020 tới nay

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu đang bắt đầu cảm thấy sức ép ngày càng gia tăng từ diễn biến trên thị trường trái phiếu và tiền tệ. Giá dầu tăng mạnh khiến cho giám đốc công ty dầu mỏ quốc gia Petrobras của Brazil phải từ chức, khiến Ấn Độ - nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới - phải kêu gọi nhóm OPEC+ tăng sản lượng khai thác và đẩy lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ lên trên mức 15%.

Goldman Sachs và một số ông lớn tại Wall Street đang bắt đầu nhắc tới khả năng về một chu kỳ siêu tăng giá của hàng hóa. Điều này khiến cho nỗi ám ảnh về áp lực lạm phát ngày một gia tăng và khi đó kể cả các quốc gia phát triển cũng không thể miễn nhiễm. Chính phủ Anh đã rút lại kế hoạch tăng thuế xăng dầu do không nhận được sự ủng hộ của người dân. Tại Mỹ, mặc dù một số doanh nghiệp khai thác dầu đang được hưởng lợi, các công ty còn lại trong đó có cả các gã khổng lồ công nghệ đang chịu áp lực. Elon Musk đã đề nghị các công ty khai thác tăng sản lượng nic-ken - kim loại quan trọng để sản xuất pin cho xe điện của Tesla.

Những người hưởng lợi

Úc

Vào năm ngoái, xu hướng giảm của hàng hóa do dịch bệnh đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Úc khi chứng kiến cuộc suy thoái đầu tiên trong gần 3 thập kỷ. Tuy vậy, chúng ta có thể kỳ vọng tình thế sẽ đảo ngược hoàn toàn trong năm nay. Kim ngạch xuất khẩu quặng sắt, mặt hàng chủ lực của Úc, đã chạm mức kỷ lục vào tháng 12. Tình hình cũng diễn ra tương tự đối với lúa mỳ và các nông dân chăn nuôi nước này thậm chí còn phải chật vật để đáp ứng đủ nhu cầu gia tăng của thị bò. Đồng đô-la Úc đã tăng mạnh hơn tất cả các đồng tiền chính khác kể từ tháng 11 đến nay, trong đó đã tăng 5% so với đồng USD.

Dẫu vậy, đây không hoàn toàn là con đường bằng phẳng. Căng thẳng ngoại giao bùng phát đã khiến Trung Quốc cấm vận một loạt các hàng hóa nhập khẩu từ Úc từ than đá cho tới đồng, rượu vang và tôm hùm. Quặng sắt lại không phải chịu lệnh trừng phạt do Trung Quốc không thể tìm kiếm được nguồn cung thay thế để đáp ứng nhu cầu trong nước. Điều này đã giúp hạn chế thiệt hại của căng thẳng thương mại đối với Úc chỉ ở mức khoảng 3 tỷ USD trong năm ngoái, một phần nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu khoảng 100 tỷ USD sang Trung Quốc vào năm 2019.

Các đồng tiền hàng hóa có mức thể hiện tốt hơn so với mặt bằng chung

Chi-lê

Lợi thế của Chi-lê - nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới - cũng đã được phản ánh qua thị trường tài chính. Đồng peso Chi-lê là đồng tiền lớn duy nhất ở khu vực Mỹ Latin tăng giá so với đồng USD trong 3 tháng qua và thị trường chứng khoán nước này cũng là một trong những thị trường tăng giá mạnh mẽ nhất.

Iraq

Còn nhớ Iraq là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào năm ngoái trong nhóm các nước OPEC. Kinh tế nước này sụt giảm tới 11%, cao hơn so với tất cả các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn khác, theo số liệu từ IMF. Tuy nhiên, với việc giá dầu mỏ đã bật tăng trở lại, doanh thu ngân sách của Iraq hiện đã tăng lên 5 tỷ USD từ mức 3 tỷ USD vào Quý 2/2020. Dù cho vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức cân bằng thu chi ngân sách, điều này rõ ràng đã giải tỏa bớt nhiều áp lực đối với chính quyền tại đây.

Những người chịu thiệt hại

Trung Quốc

Mặc dù là một nhà sản xuất lớn đối với rất nhiều mặt hàng, Trung Quốc cũng là nguồn tiêu thụ quan trọng của hàng hóa toàn cầu. Tốc độ phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau đại dịch là một trong những lý do quan trọng khiến giá năng lượng, kim loại và nông sản tăng mạnh.

Tuy nhiên, điều này có thể được giải quyết khi chính quyền Bắc Kinh bắt đầu chú ý tới. Chủ đề an ninh lương thực và giá thịt lợn là một trong những trọng tâm thảo luận trong phiên họp Quốc hội Trung Quốc trong tháng 3. Chính phủ nước này đã công bố kế hoạch 5 năm nhằm tăng cường sản lượng nông sản và chăn nuôi của quốc gia.

Ai Cập

Là quốc gia nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới và nhập khẩu ròng dầu mỏ, Ai Cập chịu tác động tiêu cực mỗi khi giá hàng hóa toàn cầu tăng lên. Điều này cũng gây sức ép chính trị khi hàng triệu người Ai Cập hiện đang phụ thuộc vào trợ cấp bánh mỳ từ chính phủ. Cuộc cách mạng Mùa xuân Ả-rập vào 1 thập kỷ trước cũng đã bị kích hoạt một phần bởi chi phí lương thực gia tăng khi đó. Hiện tại, chính phủ Ai Cập vẫn đang thành công trong việc kiểm soát lạm phát thông qua việc mua vào nhiều hơn các hợp đồng phòng ngừa rủi ro tăng giá dầu mỏ và các nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn đang mua vào trái phiếu địa phương. Tuy vậy, GDP nước này được dự báo sẽ chỉ tăng khoảng 2,9% trong năm nay, chỉ bằng một nửa so với mặt bằng tăng trưởng toàn cầu.

Pakistan

Áp lực giá cả lương thực và năng lượng đã kích hoạt mâu thuẫn xã hội tại Pakistan với việc đảng đối lập biểu tình nhằm buộc Thủ tướng Imran Khan từ chức. Chính phủ của ông đáp lại bằng việc tăng lương đối với công chức thêm 25% vào tháng trước. Tuy nhiên, áp lực vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm khi ông Khan chỉ chiến thắng sát sao trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vừa qua. Tác động từ các biện pháp giãn cách xã hội nhằm kiểm soát dịch bệnh lên nền kinh tế sẽ còn được khuếch đại nếu giá hàng hóa tiếp tục tăng trong thời gian tới

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ