Dữ liệu "fast food" thời Covid - Tiện lợi nhưng tác hại khôn lường

Dữ liệu "fast food" thời Covid - Tiện lợi nhưng tác hại khôn lường

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

09:42 15/07/2020

Sự ưa chuộng của các dữ liệu cập nhật nhanh gần đây dấy lên một câu hỏi: Liệu những chỉ báo nhanh nhậy và mới mẻ này giờ đây đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu đối với các nhà kinh tế, đẩy các số liệu thống kê chính thống vào quên lãng?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Rishi Sunak thực sự là một con người rất hiện đại. Ông chuẩn bị bài phát biểu mùa hè tuần vừa qua tại nơi ở số 11 Downing Street, vừa nhấm nháp trà vừa điều hành cuộc họp trực tuyến. Tuy nhiên, sáng kiến quan trọng nhất của ông đó chính là việc ban hành các chính sách kích thích kinh tế dựa trên các dữ liệu được cập nhật gần như trực tiếp về mức chi tiêu và số lượng bước chân tại các cửa hàng, quán rượu hay nhà hàng tại Anh.

Các số liệu trên cho thấy sự mở cửa trở lại của các cửa hàng kinh doanh mặt hàng không thiết yếu vào giữa tháng 6 và ngành nhà hàng khách sạn cuối tuần trước đã tạo ra sự bùng nổ trong chi tiêu, tuy nhiên nhiều người vẫn giữ sự thận trọng. Với việc mức chi tiêu của người dân suy yếu, ông Sunak có lý do để kích thích nhu cầu tiêu dùng bằng cách giảm thuế giá trị gia tăng cho ngành du lịch nước này.

Tuy nhiên, hành động của Bộ trưởng Tài chính Anh cũng dấy lên một câu hỏi: Liệu những chỉ báo nhanh nhậy và mới mẻ này giờ đây đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu đối với các nhà kinh tế, đẩy các số liệu thống kê chính thống vào quên lãng?

Kinh tế trưởng của NHTW Anh tin chắc điều này sẽ xảy ra. Ông Andrew Haldane phát biểu vào tuần trước cho rằng một bộ các chỉ số mới cập nhật nhanh chóng hơn, “đã mở rộng đáng kể giới hạn về mặt kỹ thuật đối với hoạt động theo dõi tình hình nền kinh tế”. Dựa vào bộ dữ liệu cập nhật nhanh của mình, ông cho rằng kinh tế Anh có sự sụt giảm thấp hơn nhiều so với những dự báo của NHTW nước này đưa ra vào tháng 5 và quá trình phục hồi sẽ diển ra nhanh hơn.

Trước khi gật đầu đồng ý một cách thiếu suy nghĩ với sự thổi phồng trên, hãy cẩn thận đừng bị quyến rũ bởi những sáng kiến mới trong hoạt động theo dõi nền kinh tế.

Các chỉ số cập nhật nhanh hoạt động hiệu quả trong đại dịch bởi mức dao động của nền kinh tế là quá lớn. Một khi các số liệu chính thức cho thấy GDP của Anh giảm 25% từ tháng 2 đến tháng 4, tất cả các dữ liệu cập nhật trực tiếp đều cho thấy nền kinh tế đang rơi tự do. Phép thử tốt hơn đó là liệu các dữ liệu cập nhật nhanh có thể đo lường được mức độ dao động của nền kinh tế trong giai đoạn bình thường, thường nhỏ hơn xấp xỉ 100 lần.

Một chứng minh khác đó là bộ các chỉ số cập nhật trực tiếp đã được thống kê trong cuộc Trưng cầu ý dân năm 2016. Nhìn lại thời điểm đó, chúng ta đã thấy rằng tình hình kinh tế đã không bị ảnh hưởng ngay lập tức bởi kết quả bỏ phiếu. Tuy nhiên những chỉ số đo lường từ Financial Times và các nguồn khác công bố một vài tuần sau đó chỉ ra sự sụt giảm mạnh về sản lượng sản xuất. Dù cho vấn đề có đến từ việc lựa chọn sai chỉ số một cách chủ quan hay do các chỉ số cập nhật nhanh thực sự vô dụng, chúng đều dẫn chúng ta đi sai hướng.

Kể cả trong cuộc khủng hoảng hiện nay, các chỉ số cập nhật nhanh cũng không hề hoàn hảo. Ông Haldane cho biết dự báo của NHTW Anh vào tháng 5 về việc GDP nước này sụt giảm 27% từ quý IV/2019 tới Quý II/2020. Tuy nhiên, dự báo trên chính nó cũng dựa trên các chỉ báo cập nhật nhanh của tháng 5, những dữ liệu mà ta đã biết là sẽ đưa tới cái nhìn sai lệch về nền kinh tế.   

Tuy nhiên những điều này không đồng nghĩa với việc các chỉ số cập nhật nhanh nên bị phớt lờ, mà chúng ta nên hiểu rõ những điểm yếu của chúng song song với lợi thế về tốc độ cập nhật.

Một vấn đề đó là quyền truy cập và sở hữu dữ liệu. Tới lúc này, khu vực tư nhân đã khá đổi mới và cởi mở đối với hệ thống thông tin dữ liệu của mình, cho dù đó là dữ liệu di chuyển từ Google, số liệu tổng hợp lượng đặt bàn tại các nhà hàng của OpenTable hay dữ liệu chi tiêu tới từ các công ty như Fable Data. Tuy nhiên không có gì đảm bảo điều này sẽ tiếp diễn trong tương lai.

Trái ngược với đó, khu vực nhà nước lại không hề sẵn lòng trong việc cung cấp quyền tiếp cận với những dữ liệu mà người dân phải đóng thuế để tài trợ. Cho dù đó là việc Cơ quan quản lý đường bộ từ chối cung cấp dữ liệu từ camera trên các xa lộ, hay Bộ Lao động và Hưu trí bị hạn chế bởi các cơ quan thống kê trong việc công bố thông tin tín dụng, chính quyền thường có xu hướng giữ các dữ liệu kinh tế cho riêng họ.

Cùng lúc đó, trong khi ông Haldane tiếp tục ca ngợi số liệu về chi tiêu hàng ngày do NHTW Anh lấy từ hệ thống thanh toán tự động của mình, cơ quan này vẫn từ chối cấp quyền truy cập cho công chúng. Đây là những điểm yếu chính. Hiện tại, khi nền kinh tế biến động mạnh, các chỉ số cập nhật nhanh đang rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, trong những giai đoạn bình thường độ mở và tính minh bạch của dữ liệu đóng vai trò quan trọng hơn. Xu hướng trên rồi cũng sẽ như gió thoảng qua mà thôi.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ