Economist: Tăng lãi suất - Bao lâu và tới đâu?
Tùng Trịnh
CEO
Jerome powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, từng so sánh việc điều chỉnh lãi suất giống như ngành thiên văn hàng hải. Ngày nay, khi lạm phát tăng đột biến, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng Fed đã lạc lối.
Có vẻ như họ sắp thực hiện một sự thay đổi đột ngột bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ và nhanh chóng. Kịch bản đó đã phá hủy thị trường chứng khoán và khiến nhiều công ty và chủ sở hữu nhà đất tự hỏi liệu kỷ nguyên lãi suất thấp có thể kết thúc hay không.
Thực tế phức tạp hơn chúng ta nghĩ. Trong ngắn hạn, Fed thực sự cần phải bình tĩnh. Tuy nhiên về lâu dài khi thế hệ này, lúc đó đã già đi, sẽ tạo ra mức trần cho lãi suất. Nó hướng tới những điều kiện tài chính thắt chặt khó chịu, thay vì quay trở lại những năm 1970.
Việc tăng lãi suất đang gây khó khăn vì phần lớn thế giới đã quen với kỷ nguyên tiền gần như miễn phí. Không có ngân hàng trung ương G7 nào đặt lãi suất trên 2.5% trong hơn một thập kỷ qua. Nhưng trở lại năm 1990, tất cả đều trên 5%. Nguồn vốn giá rẻ dường như trở thành một đặc điểm không thể xóa nhòa của các nền kinh tế giàu có. Nó đã khiến các chính phủ thâm hụt một cách bất thường, đẩy giá tài sản lên mức cao bất thường và buộc các nhà hoạch định chính sách phải sử dụng các công cụ khác, chẳng hạn như mua trái phiếu, hoặc chi trả tác động kinh tế, để hỗ trợ nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái.
Đó là lý do tại sao giá cả tăng vọt trong 18 tháng qua là một bất ngờ đối với Fed và các ngân hàng trung ương khác. Ở Mỹ, lạm phát tính theo giá tiêu dùng đã lên tới 7%, và không chỉ là nhất thời, chúng đang ăn sâu vào tiền lương các hộ gia đình và doanh nghiệp đều tin rằng chi phí trên các hóa đơn sẽ tăng lên. Tiền lương và tiền công của khu vực tư nhân ở Mỹ tăng 5% trong một năm. Vào tháng 12, người tiêu dùng Mỹ dự kiến giá cả sẽ tăng 6% trong vòng 12 tháng. Nhiều trong số những nguy cơ trên đang được cảm nhận trên khắp thế giới: lạm phát toàn cầu hiện đã lên tới 6%.
Kết quả là, các ngân hàng trung ương đang náo động. Mười hai NHTW tại các thị trường mới nổi đã tăng lãi suất vào năm 2021. Ngân hàng Trung ương Anh cũng vậy, họ tăng lãi suất thêm một lần nữa vào ngày 3/2 và nhiều khả năng sẽ tăng thêm. Các nhà đầu tư kỳ vọng ngay cả Ngân hàng Trung ương châu Âu băng giá, vốn đã không tăng lãi suất trong hơn một thập kỷ, cũng sẽ làm như vậy hai lần trong năm nay. Tuy nhiên, mọi con mắt đang đổ dồn về nước Mỹ và ông Powell. Một phần là do họ có vai trò chi phối trong hệ thống tài chính thế giới, nhưng cũng là do lạm phát của Mỹ cao và Fed đang chậm chân hơn lạm phát. Trong nhiều tháng, họ đã kích thích một nền kinh tế vốn đã nóng bằng cách mua trái phiếu và giữ lãi suất ở mức 0-0.25%.
Fed cho biết họ có kế hoạch đưa lãi suất trở lại khoảng 2% vào năm 2024, không quá xa so với hầu hết các ước tính của họ, về lý thuyết, điều này không kích thích nền kinh tế cũng như không kìm hãm nó. Nhưng nếu Fed càng chậm chạp, họ càng sẽ phải đi xa hơn. Kỳ vọng lạm phát cao hơn khiến cho động lực tăng giá khó bị xóa bỏ hơn. Đối với bất kỳ lãi suất danh nghĩa nào, chúng cũng làm giảm lãi suất thực tế mà người đi vay phải trả, bù đắp ảnh hưởng của việc Fed thắt chặt. Chi phí vay thực tế trong 5 năm hiện nay vẫn thấp hơn so với giữa năm 2020.
Do đó, triển vọng có thể xảy ra nhất là một năm hoặc nhiều hơn nữa lãi suất ở Mỹ sẽ tăng mạnh hơn mức Fed đã chỉ ra cho đến nay. Một số nhà dự báo cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 1.75 điểm phần trăm vào năm 2022, nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ 2005.
Còn dài hạn hơn thì sao? Sau tất cả, hầu hết các chủ nhà và các công ty phải tìm cách đi vay. Để có câu trả lời, chúng ta phải nhìn xa hơn ông Powell về những động lực thúc đẩy nền kinh tế. Chính sách tiền tệ được neo xung quanh lãi suất trung lập - một mức cần thiết để cân bằng nhu cầu tiết kiệm toàn cầu và mong muốn đầu tư. Đây là một biến số cơ bản mà các ngân hàng trung ương có rất ít quyền kiểm soát.
Trong 20 năm qua, mức lãi suất trung lập cơ bản này đã giảm đều đặn khi hoạt động tiết kiệm và đầu tư thoát khỏi tình trạng ảm đạm. Tiết kiệm toàn cầu gia tăng, ban đầu là do tích trữ dự trữ ở các nền kinh tế châu Á, có nghĩa là một lượng lớn tiền của sẽ đuổi theo bất kỳ cơ hội kiếm lời nào, dù ít hay nhiều rủi ro. Trong khi đó, các công ty bị vùi dập sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09 lại mất hứng thú với đầu tư.
Câu hỏi đặt ra là liệu các nhân tố này có chuyển dịch hay không. Ở mặt đầu tư kinh doanh, có lẽ đang có một chút dịch chuyển. Đầu tư kinh doanh có thể đang bước sang một giai đoạn mới. Kể từ sau đại dịch, hoạt động này đã phục hồi nhanh hơn so với sau cuộc khủng hoảng tài chính. Điều đó một phần nhờ lượng tiền kích thích trong giai đoạn xảy ra đại dịch. Nhưng nó cũng phản ánh sự lạc quan về tiến bộ công nghệ đang thúc đẩy chi tiêu cho sở hữu trí tuệ. Số tiền này hiện chiếm hơn 2/5 đầu tư kinh doanh của Mỹ. Trong khi đó, quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đang tạo ra nhu cầu đầu tư có lẽ lên tới 60% GDP ở các nước giàu. Nếu sự lạc quan về công nghệ kéo dài và thế giới nghiêm túc trong việc chống lại biến đổi khí hậu, thì hoạt động đầu tư của những năm 2020 có thể sẽ mạnh hơn so với những năm 2010.
Tuy nhiên, ở mặt tiết kiệm, nhu cầu tiết kiệm trên toàn thế giới không có khả năng suy yếu. Kể từ khi Ben Bernanke, một trong những người tiền nhiệm của ông Powell, lần đầu tiên nhận thấy sự “dư thừa tiết kiệm toàn cầu”, tăng trưởng dự trữ của các nền kinh tế châu Á đã chậm lại và một số chính phủ phải gánh thêm nợ. Nhưng tỷ lệ cư dân trên 50 tuổi trên thế giới được dự đoán sẽ tăng từ 25% lên 40% vào năm 2100 và có thể vẫn tiếp tục tăng cao hơn do mức sinh giảm gần đây ở Ấn Độ và Trung Quốc. Kinh nghiệm cho thấy rằng già đi dẫn đến tiết kiệm nhiều hơn, vì tuổi thọ tăng khiến các hộ gia đình phải dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ hưu và những người về hưu có xu hướng giảm dần tài sản của họ.
Những yếu tố này tạo ra một bản đồ cho lãi suất. Về lâu dài, bất kỳ đà tăng nào của lãi suất cũng có thể chỉ với quy mô nhỏ và ở mức độ phản ánh sự tăng trưởng đầu tư, rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, từ bây giờ đến khi đó, lãi suất có khả năng sẽ tăng mạnh và gây đau đớn. Các khoản nợ của thế giới đã lên tới 355% GDP, khiến các công ty và hộ gia đình nhạy cảm hơn với những đợt tăng lãi suất dù là nhỏ. Có rất ít ví dụ về việc các ngân hàng trung ương kiềm chế lạm phát mà nền kinh tế không bị suy thoái. Lần cuối cùng lạm phát của Mỹ giảm từ hơn 5% mà không có suy thoái là hơn 70 năm trước. Chống lạm phát có thể khiến thế giới rơi vào tình trạng lao dốc. Nếu điều đó xảy ra, viễn cảnh một ngày nào đó lãi suất giảm trở lại sẽ chỉ còn mang tính an ủi.
Economist